Đăng ký khám


Đái tháo đường thai kỳ được điều trị như thế nào?

Đái tháo đường có thể gây ra một số tai biến sản khoa nguy hiểm. Phát hiện sớm và kiểm soát tốt sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ được điều trị như thế nào?

1. Thế nào là đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là những trường hợp được phát hiện đường huyết cao lần đầu tiên trong thời gian đang mang thai, không loại trừ khả năng đã bị đái tháo đường từ trước mà chưa được chẩn đoán.

2. Nguyên nhân phụ nữ khi mang thai lại hay mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose, đỉnh sớm của tiết insulin và đáp ứng tiết insulin đối với kích thích tăng đường huyết đều giảm so với phụ nữ không bị đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra nồng độ proinsulin cũng cao hơn, điều đó chứng tỏ bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có sự giảm tiết insulin ngoài các bất thường do thai nghén gây ra.

Khi có thai có thể ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh đái tháo đường:

- Đầu tháng kỳ: có tình trạng tăng đồng hóa và tăng insulin máu, tăng nhạy cảm với insulin ở thai phụ. Nếu bệnh nhân nôn mửa nhiều dễ bị hạ đường huyết và nhiễm toan ceton.

- Giữa thai kỳ: thai phụ có hiện tượng dị hóa, đề kháng insulin, tăng nhu cầu về insulin. Đường huyết có xu hướng tăng cao

- Cuối thai kỳ: tình trạng kháng insulin càng tăng đường huyết có nguy cơ tăng cao và tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton.

đái tháo đường thai kỳ

3. Đái tháo đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu như nào

3.1.Thai nhi: 

- Thai nhi của các bà mẹ tiểu đường sẽ có kích thước lớn hơn dễ bị gãy xương đòn 

- Có thể phải mổ vì bé to không sinh bình thường được.

- Sau sinh có thể bị hạ đường huyết, hôn mê, co giật, tổn thương não.

- Bé thường mắc phải vấn đề hệ hô hấp

- Nguy cơ sẩy thai, sinh non rất dễ xảy ra

- Bé béo phì sau này

3.2.Thai phụ

- Em bé to khiến phải mổ lấy thai

- Nếu sinh thường, các cơ và dây chằng sàn có khả năng tổn thương nhiều hơn, dễ dẫn đến sa tạng chậu hơn. Vết cắt cũng sẽ to và dài hơn.

- Về sau, dễ bị béo phì và mắc lại tiểu đường.

4. Phác đồ điều trị đái tháo đường thai kỳ:

Phác đồ điều trị đái tháo đường thai nhằm đạt được mục tiêu

  • Glucose máu đói và đường máu trước ăn. Đường máu trước nghỉ 3,9 - 5,5 mmol/l

  • Glucose máu sau ăn 1h và 2h tuwf5,4 - 7,1 mmol/l

  • HbA1C <6%

Ngoài ra, khi phát hiện đái tháo đường thai kỳ hướng dẫn người bệnh điều chỉnh glucose máu bằng chế độ ăn: giảm ngọt, giảm glucid và theo dõi đường máu liên tục 6 lần/ngày. Sau 2 tuần không đạt kết quả chuyển sang kiểm soát glucose máu bằng tiêm thuốc insulin.

đái tháo đường thai kỳ

Phác đồ điều trị đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần phải điều trị bằng insulin

  • Insulin là thuốc điều trị chủ chốt trong thai kỳ

  • Insulin dùng trước các bữa ăn và insulin nền vào buổi tối là tối ưu nhất

  • Tổng liều insulin cần chia ra 40 đến 50% insulin nền và 50 - 60% insulin trước các bữa ăn

  • Tính liều khởi đầu theo cân nặng: 0,4 đến 0,5 đơn vị/kg/24h

  • Chỉnh liều dần đến đường máu đạt mục tiêu.

Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị đái tháo đường thai kỳ thì thai phụ cần:

  • Chia bữa ăn thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Kalo: 30% cho bữa sáng, 30% cho bữa ăn trưa, 20% bữa tối và 20% các bữa phụ.

  • Hạn chế ăn chất bột: 34 -35% tổng số năng lượng. Chọn loại có chỉ số tăng đường máu thấp.

  • Chọn thức ăn nhiều chất xơ, rau tưới, ít chất béo bão hòa. Tránh thức ăn nhiều đường: nước ngọt, bánh kẹo,... Dinh dưỡng đủ 5 nhóm: rau củ, ngũ cốc, đạm, sản phẩm sữa và hoa quả. Bổ sung multivitamin với sắt, acid folic và calcium

Sau thai kỳ, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải tập luyện thể dục và cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa và trì hoãn sự phát tác thành đái tháo đường type 2. Mẹ cần xét nghiệm tiểu đường sau 6 -12 tuần sinh em bé, và sau đó định kỳ 1-3 năm. Đối với hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, bệnh tiểu đường hết ngay sau khi sinh con.

đái tháo đường được điều trị như thế nào

Tai bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, Thầy thuốc ưu tú - TS. BSCC Chuyên khoa Nội - Nội tiết Phạm Thị Hồng Hoa với kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý đái tháo đường, biến chứng đái tháo đường sẽ giúp các mẹ bầu yên tâm và chăm sóc toàn diện khi đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói ở Bảo Sơn. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat