Đăng ký khám


Đái tháo đường thai kỳ - mẹ bầu chớ coi thường

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh mà phụ nữ khi mang thai mắc phải bệnh đái tháo đường được phát hiện vào lần đầu tiên khi có thai. Theo thống kê cứ 100 phụ nữ mang bầu ở Mỹ thì có khoảng 6 phụ nữ bị đái tháo đường trong thời gian mang bầu. Biểu hiện của bệnh không rõ ràng nên người mắc bệnh có thể phát hiện trong thời kỳ mang thai, nhưng cũng có thể bị bệnh từ trước khi mang bầu mà không phát hiện ra.

1. Đái tháo đường thai kì - bạn cần biết

Đái tháo đường thai kỳ có nghĩa là lượng đường glucose trong máu tăng cao. Như ta đã biết đường glucose được sử dụng để tạo năng lượng, nhưng khi  lượng đường quá cao trong máu lại có  nhiều tác dụng xấu, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến thai nhi

2. Đái tháo đường khi mang thai là do đâu?

Nguyên nhân cụ thể của đái tháo đường khi mang thai vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra khi sự bài tiết các hormone của phụ nữ khi mang thai như Lactogen, Estrogen, Progesteron, Prolactin do nhau thai tiết và gây kháng insulin làm tăng đường trong máu. Nồng độ các hormone tỉ lệ thuận theo thời gian và trọng lượng thai nhi dẫn đến  đái tháo đường thai kỳ được phát hiện ở tuần thứ 23-27. Trong 3 tháng đầu thai kỳ lượng đường trong máu tăng có thể gây ra các dị tật cho thai, trong các tháng tiếp theo đường trong máu tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi, gây thai to làm tăng tỉ lệ tử vong cho trẻ khi sinh.

đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ - mẹ bầu cần lưu ý

3. Nhận biết được triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ:

Hầu như tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện gì quá rõ ràng và cụ thể nhưng nếu mẹ bầu đủ nhạy cảm và tinh tế thì có thể phát hiện ra một vài dấu hiệu nhỏ sau:

  • Đi tiểu nhiều hơn so với bình thường

  • Khát nước thường xuyên do lượng đường trong máu cao, khiến các bà bầu đi tiểu nhiều, nên sẽ bị mất nước.

  • Vùng nhạy cảm bị nấm men, đau rát, dịch có mùi hôi… 

  • Cơ thể mệt mỏi, cân nặng giảm không rõ nguyên nhân. 

  • Thỉnh thoảng có hiện tượng mờ mắt hoa mắt ngắn

Tuy nhiên để chắc chắn thì các mẹ bầu vẫn nên đi khám để phát hiện sớm được bệnh đảm bảo cho chính mình cũng như thai nhi. Thời điểm để các mẹ bầu nên đi khám:

  • Đối với phụ nữ đi khám đái tháo đường thai kỳ, thời điểm thực hiện xét nghiệm từ tuần 24 - 28 thai kỳ. 

  • Đối với phụ nữ sau sinh 4 - 12 tuần, cần xét nghiệm để phòng chống cho những lần mang thai sau.

  • Đối với những người có tiền sử về bệnh thì nên xét nghiệm 3 năm một lần.

4. Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ nghiêm trọng thế nào?

 4.1.Thai nhi: 

- Thai nhi của các bà mẹ tiểu đường sẽ có kích thước lớn hơn dễ bị gãy xương đòn 

- Có thể phải mổ vì bé to không sinh bình thường được.

- Sau sinh có thể bị hạ đường huyết, hôn mê, co giật, tổn thương não.

- Bé thường mắc phải vấn đề hệ hô hấp

- Nguy cơ sẩy thai, sinh non rất dễ xảy ra

- Bé béo phì sau này

4.2.Thai phụ

- Em bé to khiến phải mổ lấy thai

- Nếu sinh thường, các cơ và dây chằng sàn có khả năng tổn thương nhiều hơn, dễ dẫn đến sa tạng chậu hơn. Vết cắt cũng sẽ to và dài hơn.

- Về sau, dễ bị béo phì và mắc lại tiểu đường.

5. Cách phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ mà mẹ bầu nên biết

5.1. Duy trì cân nặng phù hợp trước khi có thai

Trước khi có em bé, các chị em hãy cố gắng có cân nặng phù hợp khi mang thai. Nếu bạn bị thừa cân, dù không bị đái tháo đường khi mang thai nhưng có thể sẽ mắc bệnh khác nhiều hơn một người có cân nặng bình thường. 

5.2. Có chế độ ăn lành mạnh để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Dù có trong thời gian mang bầu hay không, một chế độ ăn hợp lý, khoa học cũng sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Một chế độ phù hợp sẽ giúp cân bằng lượng tinh bột với thức ăn mà có thể giúp đường huyết không ổn định sau ăn.

chế độ đái tháo đường thai kỳ

Không có thực đơn nào là cụ thể và đúng cho tất cả mẹ bầu bị đái tháo đường khi mang thai. Tuy nhiên, một nguyên tắc mà bạn có thể áp dụng như chia nhỏ bữa ăn, chọn thức ăn nhiều chất xơ,các nguồn chất béo tốt cho sức khỏe như rau xanh, sữa và đảm bảo đủ hàm lượng chất đạm không quá nhiều và cũng không quá ít trong khẩu phần ăn.

5.3. Tăng cường vận động

Vận động trong quá trình bầu bí cũng rất quan trọng. Nếu có điều kiện, bạn dành nửa tiếng mỗi ngày để tập thể dục. Lưu ý chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như chạy trên máy hay bơi lội…Có như thế bạn sẽ giảm được tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Tai bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, Thầy thuốc ưu tú - TS. BSCC Chuyên khoa Nội - Nội tiết Phạm Thị Hồng Hoa với kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý đái tháo đường, biến chứng đái tháo đường sẽ giúp các mẹ bầu yên tâm và chăm sóc toàn diện khi đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói ở Bảo Sơn. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat