icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến và vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ gây tử vong cao. Chính bởi vậy việc tìm hiểu về ung thư dạ dày là vô cùng quan trọng, giúp mọi người hiểu đúng về bệnh cũng như phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa ung thư dạ dày.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm, ở riêng Việt Nam có khoảng 10.000 người tử vong vì ung thư dạ dày. Mặc dù là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, nhưng ung thư dạ dày lại hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Khi bệnh càng tiến triển vào những giai đoạn sau, cơ hội sống của bệnh nhân còn rất thấp. Cụ thể, nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn 1, 80% số người bệnh có thể được chữa khỏi, nhưng giai đoạn cuối cơ hội này chỉ còn 5%.

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày (ung thư bao tử) là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể di căn sang các cơ quan khác của cơ thể. Ung thư dạ dày có thể tiến triển dọc theo thành dạ dày vào thực quản hoặc ruột non. Ngoài ra, khối u cũng có thể lan rộng xuyên qua thành dạ dày và xâm lấn sang hạch bạch huyết, gan, tuyến tụy, đại tràng, phổi, các hạch thượng đòn và buồng trứng.

tầm soát ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường được phát hiện ở những người từ 50 - 70 tuổi, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với nữ.

Các giai đoạn ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 0 (hay còn gọi là giai đoạn tiền ung thư): Ở giai đoạn đoạn này, tế bào ung thư mới xuất hiện ở niêm mạc bên trong của dạ dày nên có thể gọi là ung thư biểu mô. Lúc này, người bệnh vẫn chưa xuất hiện nhiều dấu hiệu và rất khó để phát hiện.
  • Giai đoạn 1: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 1, tế bào ung thư dạ dày bắt đầu di căn dưới 6 hạch bạch huyết lân cận và các lớp cơ khác. Người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau nhẹ, bị đầy bụng và ợ hơi. Tuy nhiên, nhìn chung, những dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn này thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường và dễ bị bỏ qua.
  • Giai đoạn 2: Lúc này tế bào ung thư dạ dày đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và phát triển khá nhanh, có thể di căn tới thành dạ dày. Ở giai đoạn 2, các triệu chứng ung thư dạ dày đã bắt đầu rõ rệt hơn. Người bệnh ăn không cảm thấy ngon miệng, bắt đầu chán ăn thịt mỡ và dần chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào. Tình trạng đau bụng, khó tiêu xuất hiện liên tục hơn. Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược.
  • Giai đoạn 3: Khi ung thư dạ dày phát triển tới giai đoạn 3 cũng đồng nghĩa tiên lượng sống của người bệnh đã xuống rất thấp. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư tiếp tục lan đến các cơ, 7 - 15 hạch bạch huyết và gây ảnh hưởng tới gan và lá lách.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cũng là giai đoạn nguy hiểm của ung thư dạ dày. Vào giai đoạn này, tế bào ung thư dạ dày đã lan rộng hơn 15 hạch bạch huyết với tốc độ phát triển rất mạnh và nhanh, và dễ dàng tấn công hầu hết các cơ quan trong cơ thể thông qua hạch bạch huyết và mạch máu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 10%, trong khi giai đoạn sớm tỷ lệ này là 97,1 - 100%.

Dấu hiệu ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày mặc dù có tỉ lệ tử vong cao nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì tiên lượng sống của người bệnh là rất lớn. Chính vì vậy, mọi người đừng chủ quan và coi thường những dấu hiệu như chướng bụng, nôn ra máu, chán ăn,.... Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư dạ dày cần để ý để phòng bệnh kịp thời:

  • Phân lẫn máu: Hiện tượng phân lẫn máu có thể xuất hiện do sưng viêm từ khối u trong dạ dày. Dấu hiệu này thường xuất hiện vào giai đoạn muộn của bệnh, nhưng cũng có trường hợp xuất hiện ở giai đoạn sớm.
  • Đau dạ dày thường xuyên: Nhiều người bệnh ung thư dạ dày hay bị đau ở vùng thượng vị do khối u trong dạ dày gây ra. Bởi vậy, nếu thấy thường xuyên đau bụng dữ dội hãy đi khám ngay.
  • Ợ nóng: Ợ nóng đi kèm cảm giác nóng rát, buồn nôn và đau ngực là một trong những dấu hiệu cơ bản của ung thư dạ dày. Những trường hợp bị ợ nóng còn có thể do bị loét dạ dày khiến họ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao.
  • Chán ăn: Nếu là một người thích ăn uống nhưng đột nhiên cảm thấy chán ăn thì rất có thể do khối u ở dạ dày. Ngoài ra, loét dạ dày cũng gây ra cảm giác chán ăn và gia tăng khả năng mắc ung thư dạ dày.
  • Sụt cân đột ngột: Sụt cân đột ngột là một trong những dấu hiệu báo hiệu rất có thể bạn đã bị ung thư dạ dày. Một phần nguyên do là bởi hiện tượng chán ăn.
  • Khó nuốt: Khi khối u ung thư ở dạ dày xâm lấn vào thực quản, người bệnh sẽ bị khó nuốt, sẽ có cảm giác như cổ họng bị tắc nghẽn, ho sặc, thức ăn như đang chực trào ra ngoài.
  • Nhanh no: Đây là triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của ung thư dạ dày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do khối u trong dạ dày dẫn đến tình trạng trướng bụng.

Phẫu thuật ung thư dạ dày

Phẫu thuật cắt bỏ khối u trong ung thư dạ dày là phương pháp điều trị hiệu quả. Đây là phương pháp sử dụng dao mổ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày nhằm loại bỏ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí khối u, các bác sĩ có thể sẽ phải loại bỏ các mô và cơ quan lân cận khác.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, phẫu thuật triệt căn khối u kèm nạo vét hạch khu trú là phương pháp tối ưu. Phương pháp phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên và ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư dạ dày, thường không được sử dụng khi khối u đã di căn xa, xâm lấn sang động mạch chủ, động mạch mạc treo, trung tâm động mạch lách,...

phẫu thuật ung thư dạ dày
Phẫu thuật ung thư dạ dày

Có 2 loại phẫu thuật ung thư dạ dày, bao gồm:

  • Mổ hở: Với kiểu phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường mổ dài giữa bụng để lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
  • Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng nhiều vết cắt nhỏ, ống soi đặc biệt và dụng cụ nhỏ để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.

Những lưu ý sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Do phải cắt bỏ dạ dày nên sẽ làm thay đổi quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Một số bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ cảm thấy bị trướng bụng, đi ngoài phân rất ít, thấy dạ dày nóng và đau âm ỉ khi đói. Để giảm nhẹ những triệu chứng này, người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần chú ý những vấn đề sau:

  • Chế độ dinh dưỡng:
    • Những ngày đầu sau mổ chưa có nhu động ruột nên người bệnh được truyền dinh dưỡng bằng dịch truyền. Tùy vào tình trạng bệnh và phương pháp phẫu thuật là mổ hở hay mổ nội soi, người bệnh sẽ được chỉ định cho ăn theo đường nào, và thời gian có thể ăn.
    • Trong những ngày đầu được ăn, những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm và lỏng như cháo, súp, canh là những thức ăn nên được sử dụng. Khi ăn, người bệnh phải nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, chia thành nhiều bữa (5 - 6 bữa/ngày).
    • 2 - 3 tuần sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn chất ngọt, nhưng sau ăn có thể xuất hiện 1 số triệu chứng như  tim đập nhanh, ra mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn, bụng trên khó chịu, thường kéo dài trong 15-30 phút rồi tự hết.
    • Người bệnh phẫu thuật cần tránh ăn các thức ăn cay, nóng, axit. Không sử dụng bia rượu, thuốc lá và một số chất kích thích khác có hại cho dạ dày.
  • Chế độ nghỉ ngơi
    • Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh và lao động quá sức.
    • Trong tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên nằm nghỉ và hạn chế đi lại.
  • Theo dõi biến chứng
    • Sau phẫu thuật có thể xuất hiện nguy cơ xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng vết mổ, đầy hơi, chướng bụng,..., cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục kịp thời.
    • Thường xuyên vệ sinh vết mổ để tránh nhiễm trùng.
    • Cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị; đồng thời, phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh tái phát hoặc tế bào ung thư di căn.
    • Những bệnh nhân ung thư dạ dày đã từng phẫu thuật, đặc biệt là những người cắt bỏ phần trên của dạ dày cần phải thường xuyên kiểm tra lượng vitamin trong máu và cần bổ vitamin, bao gồm tiêm vitamin B12 (vitamin B12 dạng viên không hấp thu được nếu đã cắt bỏ phần trên của dạ dày).

Vì sao nên phẫu thuật ung thư dạ dày ở Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn?

phẫu thuật ung thư dạ dày 1
Phẫu thuật ung thư dạ dày tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn

  • Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, điều trị.
  • Thăm khám nhẹ nhàng, chẩn đoán nhanh chóng.
  • Đội ngũ y tá, điều dưỡng chu đáo, nhiệt tình, thân thiện.
  • Quy trình khám khép kín, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, phẫu thuật an toàn, hiệu quả.
  • Điều trị bệnh hiệu quả, phục hồi nhanh chóng,
  • Được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, giá dịch vụ tương đương như bệnh viện công.
  • Môi trường bệnh viện văn minh, hiện đại, đạt chuẩn dịch vụ y tế 5 sao.

Quy trình phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn

  • Thăm khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh và phương pháp điều trị.
  • Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết cho ca phẫu thuật.
  • Bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục theo dõi thêm tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sau khi đã hồi phục, bệnh nhân tất toán ra viện.

Để được tư vấn điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn và thăm khám trực tiếp với các giáo sư đầu ngành, khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

 
zalo
Thông Báo
Đóng