icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

1. Khái niệm

VA là từ viết tắt tiếng Pháp Végétations Adénoides, để chỉ tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu (lympho) nằm ở vòm họng, khi hít thở không khí sẽ đi vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi.

Bình thường độ dày của VA khoảng 4-5mm, không cản trở đường thở.

VA giữ chức năng nhận diện vi khuẩn, tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Chính vì thế, VA

tiếp xúc với vi khuẩn một cách thường xuyên và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu chủ thể có sức đề kháng yếu, vệ sinh không đảm bảo hoặc do yếu tố thời tiết chuyển mùa, khói bụi… gây nên viêm VA.

Viêm VA là bệnh thường gặp trong tai mũi họng. VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức này bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA phát triển mạnh nhất ở trẻ nhỏ từ 6 tháng – 4 tuổi và thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi, cá biệt có thể thấy ở người lớn.

2. Cách chẩn đoán viêm VA

Do VA phát triển ở giai đoạn dưới 6 tuổi nên bệnh viêm VA thường xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo với tỷ lệ khoảng 20-30% các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên. Viêm VA cũng dễ xảy ra ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt như mùa lạnh, không khí ẩm, mưa phùn là điều kiện lý tưởng để các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển.

Cho đến hiện tại nội soi đường mũi là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán viêm VA.. Bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng viêm thông qua các hình ảnh từ nội soi như sau:

Phì đại độ 1: 25% cửa mũi sau bị che lấp

Phì đại độ 2: 50% cửa mũi sau bị che lấp

Phì đại độ 3: Dưới 75% cửa mũi sau bị che lấp

Phì đại độ 4: Trên 75% cửa mũi sau bị che lấp

3. Nguyên nhân gây viêm VA

Bình thường, VA là nơi cản trở vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, song VA cũng dễ bị vi khuẩn tấn công, trở thành ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp nếu miễn dịch giảm. Lý giải về vấn đề vì sao trẻ thường xuyên bị viêm VA, có 4 nguyên nhân như sau:

Nguyên nhân thứ nhất: VA nằm ở cửa mũi sau, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ. Nếu chỉ thực hiện thăm khám và tầm soát thông thường (chỉ khám vùng mũi và họng bằng đèn khám thông thường) thì VA rất dễ bị bỏ sót.

Nguyên nhân thứ 2: VA là 1 trong 5 thành phần cấu trúc lympho họng, có nhiệm vụ bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại gồm các loại vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập qua đường thở. Điều này có nghĩa, VA phải “đối mặt” 24/24 với những mầm bệnh. Do đó, chỉ cần sức đề kháng của trẻ suy yếu hoặc VA phải “làm việc” quá tải thì tình trạng viêm dễ dàng xảy ra. Khi bạch cầu không đủ sức chống chọi, vi khuẩn sẽ xâm chiếm VA và cư trú tại đây gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra nhiều lần sẽ dẫn đến viêm VA mạn tính.

Nguyên nhân thứ 3: Việc sử dụng thuốc kháng sinh không tuân theo bất cứ chỉ định nào của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc trẻ mắc VA uống thuốc mà không khỏi khiến bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại. Bên cạnh đó, thói quen áp dụng các mẹo chữa VA không có căn cứ khoa học từ các nguồn hướng dẫn không được kiểm chứng khiến cho tình trạng bệnh viêm VA ở trẻ nặng hơn cũng như nhiều hệ lụy không thể lường trước.

Nguyên nhân thứ 4: VA có khả năng “đặc biệt” là tạo ra các chất màng bao bọc tổ chức của nó. Bình thường, VA có thể làm rất tốt việc bảo vệ hệ hô hấp và sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ mắc bệnh, chính khả năng tạo ra các chất màng lại ngăn chặn tác dụng của thuốc. Do đó, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị không hiệu quả.

4. Biến chứng khi bị viêm VA

Viêm V.A không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh thường xuyên tái phát, có thể gây ra tình trạng mạn tính khiến trẻ chậm phát triển thể chất và tinh thần. Một trong số các biến chứng phổ biến do viêm VA lâu ngày trẻ có thể gặp phải bao gồm:

Biến chứng ở tai: Thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ, viêm xương chũm cấp do dịch viêm ở mũi lan vào tai thông qua lỗ vòi tai. Các bệnh về tai do biến chứng của viêm VA như viêm tai giữa thanh dịch thường tiến triển âm thầm, có thể không gây đau đớn nhưng lại làm giảm thính lực, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển ngôn ngữ, học tập của trẻ.

Biến chứng ở mũi xoang: Viêm mũi xoang nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tấy tổ chức hốc mắt; Gây viêm xoang, viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm phổi; Nếu viêm xoang mũi kết hợp với viêm amidan quá phát còn gây biến chứng ngủ ngáy và các cơn ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp, vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

Dị dạng sọ mặt: Biến chứng rối loạn phát triển khối xương mặt từ viêm VA mãn tính là do trẻ thường xuyên dùng miệng để thở, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô, mặt dài, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, không thể khép miệng, vẻ mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài.

Chậm phát triển thể chất và tinh thần: Trẻ bị VA thường xuyên nên hít thở không khí bị chậm => giảm oxy não => chậm phát triển thể chất, trí tuệ. Tre có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ nếu biến chứng nặng. Khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, bị giật mình nghiến răng khi ngủ hoặc bị đái dầm.

5. Phương pháp nạo VA

Hiện tại Nạo VA có thể áp dụng các phương pháp như: nạo bằng dao điện, nạo bằng dao siêu âm, nạo bằng laser thonium và plasma. Trong đó phương pháp nạo bằng Laser Plasma vẫn được sử dụng phổ biến hơn cả. 

Hạn chế tối đa tổn thương và đau đớn

Dao Plasma là dao mổ thế hệ mới nhất hiện nay. Dao phóng ra năng lượng tần số radio với nhiệt độ chỉ từ 70 – 140 độ C, thấp hơn nhiều so với những loại dao thông thường (250 – 350 độ C), giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây bỏng rát, tổn thương dây thần kinh, chảy máu trong quá trình phẫu thuật.

Đảm bảo an toàn vượt trội

Lưỡi dao Plasma thế hệ mới có thiết kế mỏng dẹt và có thể bẻ cong linh hoạt. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể thao tác dễ dàng hơn trong phẫu thuật đối với những bệnh nhân nhỏ tuổi có vòm họng hẹp, thời gian cắt nhanh gọn hơn, vết cắt cũng phẳng và đẹp hơn. Lưỡi dao Plasma được khuyến cáo là single use (sử dụng 1 lần), để đảm bảo chất lượng y tế cũng như đem lại hiệu quả phẫu thuật tối ưu cho từng bệnh nhân.

Thiết kế thông minh

Dao Plasma có cấu tạo gồm 2 phần: tay dao gắn với máy phát và lưỡi dao gắn vào đầu tay dao. Tay dao có gắn chip điện tử thông minh chỉ sử dụng trong vòng 24h. Sau 24h, tay dao sẽ ngừng hoạt động, buộc phải thay mới nếu muốn tiếp tục sử dụng hệ thống.

Thực hiện nhanh, đem lại kết quả lâu dài

Thời gian thực hiện phẫu thuật Tai – mũi -họng bằng dao Plasma diễn ra nhanh gọn, chỉ khoảng 5 -15 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi nhanh, có thể trở lại sinh hoạt trong vòng 24h sau phẫu thuật. Đặc biệt, tỷ lệ điều trị thành công bằng dao Plasma thông minh lên đến 98% và khả năng tái phát là tương đối thấp.

6. Quy trình nạo VA

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nạo

Vài giờ trước khi phẫu thuật, trẻ sẽ phải ngừng ăn và uống.

Bác sĩ sẽ gây mê cho trẻ. Tác dụng của thuốc gây mê sẽ khiến trẻ ngủ trong quá trình phẫu thuật khoảng 30 phút, vì vậy bé không cảm thấy đau, cũng như không phải trải qua nỗi sợ hãi.

Bước 2: Thực hiện nạo VA

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở rộng miệng của trẻ bằng một dụng cụ nạo để loại bỏ các u tuyến bằng một trong số các kỹ thuật trong khi trẻ đang ngủ. Bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị điện để giúp cầm máu. Hoạt động sẽ kéo dài từ 20 đến 30 phút.

Bước 3: Sau phẫu thuật nạo VA

Sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ được đưa đến phòng hồi sức để chờ thức dậy trong khoảng 1-2 giờ. Sau đó, trẻ sẽ được chuyển đến phòng bệnh nội trú để, bác sĩ và điều dưỡng theo dõi sau thủ thuật cho trẻ.

Trẻ sẽ được kiểm tra nhiệt độ, hơi thở, nhịp tim và các dấu hiệu khác thường xuyên.

Bé có thể được dùng thuốc giảm đau khi cần thiết.

Khi hoàn toàn tỉnh táo, trẻ có thể đứng dậy để đi vệ sinh.

Trẻ có thể ăn uống bình thường sau mổ 3-4 giờ.

Nếu không có vấn đề gì xảy ra, trẻ có thể được xuất viện ngay trong ngày hoặc sáng hôm sau.

7. Nạo VA có nguy hiểm không?

Nạo VA mũi ở trẻ không nguy hiểm. Bởi đây là phẫu thuật phổ biến, diễn ra trong thời gian ngắn và không gây biến chứng. Ca phẫu thuật cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, khi bé thực hiện phẫu nạo VA mũi ở trẻ em ở những bệnh viện không an toàn thì có thể gặp những nguy hiểm sau:

– Hiện tượng chảy máu sau khi nạo VA mũi ở trẻ em: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em sau khi nạo VA mũi ở trẻ em. Sau 5-7 ngày sau khi phẫu thuật, lớp phủ phần vảy bong ra thì sẽ có hiện tượng chảy máu vùng mũi. Lúc này, bé chỉ cần tuân theo chế độ của bác sĩ thì sẽ ít gặp nguy cơ này

– Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật: Tình trạng này xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật không được vô trùng hoặc bé không kiêng khem theo chế độ của bác sĩ

– Trẻ bị rối loạn hô hấp: Do trẻ có sức đề kháng kém và dị ứng với thuốc mê

– Trẻ bị đổi giọng: Do quá nhiều không khí thoát ra từ vùng mũi hoặc do trẻ ăn đồ lỏng hoặc đồ quá đặc thoát ra vùng mũi. Nếu tình trạng này xuất hiện từ 4- 6 tuần sau phẫu thuật thì bé phải bác sĩ để được điều trị.

Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra sau phẫu thuật thì bố mẹ cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn có khoa tai mũi họng để được các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều kinh nghiệm trực tiếp nạo VA mũi ở trẻ em.

8. Địa chỉ nạo VA uy tín tại Hà Nội

Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh về VA uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng VA, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Đặc biệt, khoa còn sở hữu công nghệ dao Plasma thế hệ mới giúp quá trình phẫu thuật nạo VA trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn rất nhiều.

Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai – Mũi – Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage: Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn hoặc vui lòng gọi 091 997 3194 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 
zalo
Thông Báo
Đóng