icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

 

1. Dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi (hay còn gọi là dính phanh lưỡi) là một dị tật bẩm sinh nhẹ mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi, dây thắng lưỡi dày hoặc bị căng làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi.

Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ sơ sinh sẽ bị mắc dị tật này sau khi sinh và được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng. Đôi khi trẻ sẽ được phát hiện tật dính thắng lưỡi muộn hơn khi cha mẹ thấy bé khó bú, khó phát âm hay lên cân chậm. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em có thể bị dính nhiều hoặc dính ít.

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh có thể xảy ra với bất kỳ trẻ sơ sinh nào

Dính thắng lưỡi ở trẻ là dị tật bẩm sinh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chức năng của lưỡi. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của dị tật dính thắng lưỡi, có một số nghiên cứu chỉ ra, dính thắng lưỡi có yếu tố di truyền.

2. Đối tượng và phân loại mức độ bệnh

Sau 3 tháng, trẻ có thể được tiến hành phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Để phân loại mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ cần phải dựa theo chiều dài của thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi.

2.1 Đối tượng

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh và thường được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh. Khi phát hiện dị tật nên cắt càng sớm càng tốt, thông thường qua 3 tháng trẻ đã có thể tiến hành phẫu thuật cắt thắng lưỡi.

Tuy nhiên, không ít người lớn vẫn mắc tật dính thắng lưỡi, bởi tật dính thắng lưỡi đã có từ khi sinh ra nhưng không điều trị. Đặc biệt trong khoảng thời gian 15 - 20 năm trở về trước, khi nhiều trẻ chưa có điều kiện chăm sóc tốt cũng như các kiến thức y học chưa được phổ biến như hiện nay thì việc trẻ bị dính thắng lưỡi không được điều trị là điều dễ hiểu.

Trước đây, những trẻ dính thắng lưỡi thường được gọi là bị đầy lưỡi gây nói ngọng, và dị tật này không thể can thiệp nên chấp nhận sống chung suốt đời.

2.2 Phân loại mức độ

Dính thắng lưỡi hay thắng lưỡi bám thấp là khi màng mỏng gần đầu lưỡi bị ngắn hoặc dính vào sàn miệng, làm hạn chế chuyển động của lưỡi.

2.2.3 Phân loại mức độ

Phân loại mức độ dính thắng lưỡi dựa theo chiều dài thắng lưỡi đo được từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi:

Mức độ 1: Dính thắng lưỡi nhẹ từ 12 – 16mm.

Mức độ 2: Dính thắng lưỡi trung bình từ 8 – 11mm.

Mức độ 3: Dính thắng lưỡi nặng từ 3 – 7mm.

Mức độ 4: Dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3mm.

2.2.4 Các loại dính thắng lưỡi thường gặp

Có 4 loại dính thắng lưỡi thường gặp:

1. Dính đầu lưỡi:

- Dính phía trước của lưỡi, chỉ dính phần màng mỏng gần đầu lưỡi. Loại này thường gặp nhất, chiếm đa số trong các ca dính thắng lưỡi ở trẻ.

2. Dính ở giữa:

- Dây thắng dính ở giữa mặt dưới của lưỡi.

3. Dính xa hơn ở giữa:

- Tương tự như loại 2, nhưng dây thắng dính ở phần xa hơn, giữa mặt dưới của lưỡi.

4. Dính sàn miệng:

- Dính phía sau của lưỡi, dính sàn miệng vào phía sau mặt dưới của lưỡi, không dính ở đầu lưỡi, lớp màng rất dày, loại này rất hiếm gặp.

 

4 loại dính thắng lưỡi thường gặp

3. Biểu hiện của dính thắng lưỡi

Khi thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây, thì khả năng cao trẻ đã mắc tật dính thắng lưỡi:

- Đầu lưỡi trẻ không thè ra ngoài môi được

- Đầu lưỡi không thể chạm tới nóc vòm họng

- Khi khóc, đầu lưỡi chẻ thành hình trái tim

- Khi thè lưỡi thấy phẳng hoặc vuông (thông thường đầu lưỡi sẽ nhọn), lưỡi không thể di chuyển sang hai bên

- Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc giữa hai răng cửa hàm dưới bị hở

- Trẻ nhỏ gặp khó khăn khi bú nên thường bị chảy sữa ra ngoài, cáu gắt khi bú, lớn hơn kèm phát âm khó

Một vài biểu hiện đặc trưng của tật dính thắng lưỡi

4. Hậu quả của dính thắng lưỡi

Khi phát hiện các dấu hiệu của dính thắng lưỡi, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chỉ định có phải cắt hay không dựa vào từng mức độ dính thắng lưỡi.

Thông thường chỉ định cắt thắng lưỡi sẽ phụ thuộc vào mức độ bị dính nhiều hay ít và mức độ ảnh hưởng đến quá trình phát âm, bú mẹ của trẻ.

Ở mức độ 1 và 2, thắng lưỡi có thể nới lỏng theo thời gian nên sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên mà không gây ảnh hưởng gì. Đối với cấp độ 3 và 4 do bệnh tiến triển nghiêm trọng nên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn áp dụng phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ.

Nếu trẻ bị dính thắng lưỡi mức độ nặng mà không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:

- Ảnh hưởng thể chất: Dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến chức năng bú nuốt của trẻ. Trẻ lớn hơn thì ăn uống khó khăn do khi nuốt thức ăn lưỡi bị kéo lại, trẻ dần biếng ăn, chậm phát triển cân nặng.

Trẻ bị dính thắng lưỡi gặp khó khăn khi bú mẹ, khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn

- Ảnh hưởng ngôn ngữ: Khi trẻ bắt đầu tập nói sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm, trẻ không chỉ khó nói và còn nói ngọng, chậm nói.

- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Hàm răng bị ảnh hưởng vì tật dính thắng lưỡi có thể đẩy răng cửa hàm dưới nghiêng, xô lệch

Khi dính thắng lưỡi gây ra ảnh hưởng cho việc phát âm thì cần phải được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, đánh giá trước mổ để loại trừ các trường hợp gây phát âm khó khác ở trẻ.

5. Quy trình cắt thắng lưỡi

Thông thường với trẻ dưới 3 tuổi và mức độ dính nhẹ, trẻ được bôi hoặc tiêm tê sau đó dùng dao điện/ laser cắt phần thắng lưỡi. Khoảng 30 phút trẻ có thể bú mẹ và xuất viện về nhà.

Đối với trẻ lớn hơn, trẻ có thể cắt thắng lưỡi dưới gây tê hay gây mê, dùng máy cắt đốt hay dao mổ để cắt thắng lưỡi, sau đó khâu lại đợi vài tuần sau vết thương mới lành.

Mô tả quy trình cắt thắng lưỡi cho trẻ

5.1 Quy trình cắt thắng lưỡi bằng dao điện

Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân

- Giải thích kỹ cho người bệnh hoặc bố mẹ (nếu người bệnh là trẻ nhỏ), ghi cam kết trước mổ

- Có đầy đủ xét nghiệm: công thức máu, máu chảy, máu đông, HIV..

Bước 2: Tiến hành dịch vụ

- Người bệnh nằm, há miệng, lưỡi cong lên (nếu là bệnh nhi phải bó chặt trẻ trong một tấm vải trải giường to, mở miệng để trẻ không cắn hàm lại được)

- Gây mê tĩnh mạch hoặc tiền mê

- Mở miệng, dùng clamp kéo lưỡi, bộc lộ phanh lưỡi

- Dùng dao điện cắt phanh lưỡi đến chân lưỡi

- Nếu có chảy máu cầm máu bằng đông điện hoặc đặt thuốc co mạch tại chỗ

Bước 3: Theo dõi và xử trí sau phẫu thuật

- Chảy máu: hiếm gặp, cầm máu bằng đông điện hoặc thuốc co mạch đặt tại chỗ

- Đề phòng nhiễm trùng: cho kháng sinh uống

- Phòng nề sàn miệng: cho thuốc chống phù nề

5.2 Quy trình cắt thắng lưỡi bằng laser (máy Laser)

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ bệnh án và kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và phanh lưỡi cần phẫu thuật.

Bước 2: Chuẩn bị máy và bệnh nhân

- Khởi động máy Laser

- Chuẩn bị đầu tip và kích hoạt đầu tip bằng giấy than

- Sát khuẩn

- Gây tê áp hoặc gây tê tại chỗ với ít thuốc tê ở hai bên phanh lưỡi, hoặc gây mê

- Dùng mức năng lượng 0.8- 1.4 watts

Vì sao nên cắt thắng lưỡi cho trẻ em tại Bảo Sơn

Bước 3: Cắt phanh lưỡi

- Trợ thủ nâng lưỡi lên làm căng phanh lưỡi sao cho bờ trước phanh lưỡi thẳng góc với trục của lưỡi

- Bác sĩ dùng đầu laser cắt ngang qua phanh lưỡi

- Kiểm soát và điều chỉnh niêm mạc của phanh lưỡi sao cho đủ để lưỡi vận động bình thường

- Kiểm soát chảy máu

Bước 4: Dặn dò sau phẫu thuật

- Không cần kháng sinh, có thể súc miệng bằng Chlorhexidine

- Tránh đồ ăn cay, chua, nóng, cứng trong 3 ngày đầu

- Chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi đau

Bước 5: Theo dõi và xử trí tai biến

- Sốc phản vệ: Chống sốc

- Bỏng niêm mạc: làm mát bằng gạc có thấm nước muối sinh lý

- Cầm máu trong trường hợp chảy nhiều máu

6. So sánh 2 phương pháp cắt thắng lưỡi

Hiện nay có 2 phương pháp cắt thắng lưỡi đang được áp dụng, cùng Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của 2 phương pháp này ngay sau đây:

6.1. So sánh phương pháp cắt

Hiện tại cắt thắng lưỡi thường được áp dụng bằng 2 phương pháp: Cắt thắng lưỡi bằng dao điện và Cắt thắng lưỡi bằng laser. Cùng Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn so sánh ưu, nhược điểm của 2 phương pháp này ngay sau đây:

 

Mô tả

Phương pháp dùng dao điện

Phương pháp Laser

Khái niệm

Dao mổ điện cao tần là một thiết bị phát ra dao động điện cao tần (có tần số F ~ 300 KHz trở lên) nhằm để tạo ra các mức nhiệt độ khác nhau tác động lên vùng tiểu phẫu

Phẫu thuật bằng Laser là kỹ thuật sử dụng Laser bán dẫn để cắt phanh lưỡi bám sai vị trí gây cản trở vận động của lưỡi.

Ưu điểm

- Chi phí thấp

 

- Chỉ áp dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi

Laser kích thích tái tạo mô sinh học và lành thương.Kết quả đạt được là mô đẹp (không vết thương, không chảy máu vết thương), nguy cơ tái phát, dính lại hay mô sẹo được giảm thiểu nhiều sẹo với kỹ thuật cắt bằng dao thường.

Nhược điểm

- Chỉ áp dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.

- Có thể gặp một số tai biến sau:

– Chảy máu nhiều: thường gặp trong phẫu thuật bằng dao mổ thông thường.

– Tái phát, lưỡi hoặc phanh môi bị dính trở lại: cần thực hiện các bài tập đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Một biến chứng nghiêm trọng đã từng gặp là tổn thương đường hô hấp trên trong phẫu thuật cắt phanh lưỡi bằng dao điện có gây mê.

– Một số trường hợp sau phẫu thuật cắt phanh lưỡi bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt, phát âm, do bác sĩ không tiên lượng được ca bệnh cần can thiệp cắt phanh và ca bệnh không cần can thiệp hoặc trong quá trình cắt bác sĩ không tiên lượng đúng vị trí để dừng.

Chi phí cao

6.2 So sánh gây tê và gây mê

Mô tả

Cắt thắng lưỡi gây tê

Cắt thắng lưỡi gây mê

Ưu điểm

- Không sợ sốc phản viện

- Chi phí thấp hơn

- Thực hiện nhanh chóng

- An toàn, hiệu quả

- Hạn chế nguy cơ ngộ độc thuốc tê sau cắt

- Quá trình gây mê và cắt chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, nhanh chóng. Lượng thuốc mê sử dụng rất ít nên gần như không gây ra phản ứng phụ.

- Trẻ được gây mê => Bác sĩ cắt chính xác hơn, vết thương lành nhanh hơn, hạn chế tối đa chảy máu.

- Hiện tại các bệnh viện lớn, viện công hay tư tại Hà Nội cũng hầu hết áp dụng gây mê - Chỉ cần theo dõi 3 - 6 tiếng, không cần lưu viện.

Nhược điểm

- Có nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra gây tê để cắt thắng lưỡi khá nguy hiểm vì trẻ có thể bị ngộ độc thuốc tê (thuốc tê ở trong miệng), đã có trường hợp tử vong.

- Gây tê nên trẻ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, trẻ giãy giụa, gào khóc => cắt lâu hơn, khó khăn hơn => dễ cắt lệch, gây chảy máu nhiều hơn.

- Người lớn phải giữ đầu trẻ, trẻ mới sinh trong tháng đầu vẫn mềm, nếu gì giữ đầu mạnh rất nguy hiểm.

- Chi phí cao

 

- Một số trường hợp rất hiếm bị sốc phản vệ do gây mê.

7. Địa chỉ cắt thắng lưỡi uy tín tại Hà Nội

Rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết thăm khám, điều trị, phẫu thuật tật dính thắng lưỡi trẻ em ở đâu tốt. Vì thực tế hiện nay có rất nhiều cơ sở quảng cáo điều trị dính dây thắng lưỡi. Tuy đây là một phẫu thuật nhỏ, nhưng cần đánh giá tình trạng có cần can thiệp phẫu thuật hay không. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ thăm khám, điều trị tại các bệnh viện uy tín và chất lượng.

Với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong các địa chỉ uy tín cắt thắng lưỡi cho trẻ tại Hà Nội. Tại đây, trẻ được cắt thắng lưỡi bằng laser, đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại với những ưu điểm vượt trội:

- Phẫu thuật nhanh gọn, không tốn thời gian, trẻ bú lại ngay sau khi cắt thắng lưỡi và xuất viện về ngay trong ngày

- Phẫu thuật không chảy máu hoặc rất ít chảy máu: do dao mổ bipolar vừa cắt vừa cầm máu tại chỗ

- Phẫu thuật không nhiễm trùng hoặc nguy cơ nhiễm trùng rất thấp do chức năng cầm máu tại chỗ tốt nên không tạo môi trường thuận lợi để nhiễm khuẩn

- Phẫu thuật mau lành: kích thích tái tạo mô sinh học và lành thương

- Giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát, dính lại hay mô sẹo xơ

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ cắt thắng lưỡi được nhiều phụ huynh tin chọn

Hy vọng qua bài viết trên, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã giải đáp được thắc mắc về dịch vụ cắt thắng lưỡi. Để có thêm thông tin chi tiết về dịch vụ cắt thắng lưỡi và các chương trình khuyến mại hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, vui lòng liên hệ Hotline 091 997 3194 hoặc Tổng đài 1900 599 858.

 

 
zalo
Thông Báo
Đóng