icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

03/06/2021

Mẹ bầu cần biết về tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Trong quá trình mang thai, thời kỳ đầu và cuối là thời điểm sức khỏe "nhạy cảm" nhất của mẹ bầu. Chính vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu các thông tin và cẩn thận với lượng đường huyết của mình để tránh hiện tượng tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

1. Tiểu đường thai kỳ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường trong thời gian mang thai:

-    Thừa cân, béo phì.

-    Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.

-    Tiền sử sinh con ≥ 4000g.

-    Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.

-    Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.

-    Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.

-    Chủng tộc: châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.

-    Hội chứng buồng trứng đa nang.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

tiểu đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa bảo sơn

2. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu

2.1. Triệu chứng tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu:

Thường các mẹ nên chú ý rằng tiểu đường thai kỳ giai đoạn đầu sẽ tiến triển mà hầu hết không có dấu hiệu nào. Và các mẹ có thể nhận ra được rất ít các triệu chứng đó. Tuy nhiên, khi khám sức khỏe thai phụ định kỳ 1 tháng 1 lần. Lúc đó, bác sĩ sẽ biết được mẹ có mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Mẹ có thể chú ý những biểu hiện như:

  • Khát nước

  • Hay đi vệ sinh

2.2. Nguyên nhân

Giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi lớn và cũng sẽ làm người mẹ dễ mắc bệnh hơn.

  • Ăn quá nhiều đồ ngọt

Không chỉ riêng trong thời gian đầu của thai kỳ, mà cả trước khi mang thai mà các mẹ cũng đã ăn nhiều đồ ngọt thì lượng đường trong máu có khả năng cao trong thời gian đầu của thai kỳ. Những mẹ ăn nhiều đồ ngọt vào lúc nghén cũng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.

mẹ bầu cần biết về tiểu dường thai kỳ 3 tháng đầu

  • Thiếu nước:

Các mẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ có cơ thể nóng hơn bình thường vì lượng nước sẽ được tập trung lại ở tử cung gây ra thiếu nước. Bởi thế cơ thể thiếu nước nên máu cũng sẽ đặc lại, làm lượng đường trong máu cũng tăng lên. Do đó, nếu không cung cấp nước đầy đủ rất dễ nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

  • Ít vận động:

Khi thiếu vận động thì máu sẽ khó lưu thông đều khắp cơ thể và tích tụ các chất thải lại cũng dẫn đến dễ mắc tiểu đường trong thai kỳ.

3. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối:

3.1. Nguyên nhân:

Bình thường, tụy tạng sẽ sản xuất ra insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Nhưng trong suốt quá trình mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tốt để giúp thai nhi phát triển sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất insulin. Những loại tiết tố này cũng gây ra một số rủi ro, được coi như là một kháng insulin. Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi tụy tạng không cung cấp đủ insulin cần thiết cho cơ thể làm cho lượng đường trong máu cao.

3.2. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường:

  • Gia đình có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.

  • Người thừa cân, béo phì.

  • Phụ nữ có tiền sử sản khoa bất thường như sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật.

  • Người đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.

  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

3.3. Dấu hiệu nhận biết:

Tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu rõ ràng, một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối như:

  • Bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân.

  • Hay thấy khát nước và đi tiểu nhiều hơn.

  • Hay bị mờ mắt trong thời gian ngắn

  • Các vết trầy xước hay vết thương hở khó lành.

  • Vùng kín bị ngứa, bị nhiễm nấm và khó làm vệ sinh sạch

  • Nước tiểu thấy có kiến bâu vào.

  • Ăn uống không kiểm soát

  • Mệt mỏi, kiệt sức,…

tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

4. Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối:

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ không thể bỏ qua. Mẹ bầu lưu ý với những cách phòng tránh sau:

  • Tập thể dụng thường xuyên:

Là cách kiểm soát lượng đường trong máu giúp cân bằng lượng thức ăn. Sau khi kiểm tra với bác sĩ, mẹ bầu có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau khi mang thai. Mỗi ngày,  dành khoảng 30 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải ít nhất năm ngày một tuần. Các hoạt động tốt cho sức khỏe: đi bộ nhanh, bơi lội...

  • Chế độ ăn uống hợp lý:

Xây dựng chế độ ăn đặc biệt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì đầy đủ dinh dưỡng và khoa học. Thay thế các đồ ăn nhẹ: bánh quy, kẹo....sang các loại đồ ăn có chứa đường tự nhiên như trái cây, cà rốt... Cần bổ sung thêm rau và ngũ cốc vào thực đơn của bạn.

chế độ dinh dưỡng tiểu đường thai kỳ

  • Theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu:

Lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh vì khi mang thai khiến cơ thể cần năng lượng để thay đổi. Bởi thế cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Uống insulin nếu cần:

Nhiều khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải dùng insulin. Nếu insulin được bác sĩ yêu cầu thì mẹ bầu hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Kiểm tra bệnh tiểu đường sau khi mang thai

Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ khoảng 6 đến 12 tuần sau khi em bé được sinh và duy trì việc kiểm tra sau 1 đến 3 năm. Đối với hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì bệnh sẽ hết ngay sau khi sinh. Nếu bệnh chưa hết thì bệnh lúc này được gọi là tiểu đường loại 2. Quan trọng mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là tiếp tục có chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ thể dục lành mạnh để hạn chế sự phát triển của bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi các chuyên gia y tế Hàn Quốc có dịch vụ thai sản trọn gói, mang tới những trải nghiệm bất ngờ cho các mẹ bầu. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ đến tận sau sinh bởi đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm. Đồng thời tận hưởng những tiện ích đẳng cấp trong môi trường y tế văn minh, chuẩn Hàn Quốc với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng sự chăm sóc tận tậm của đội ngũ y bác sĩ để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Đặc biệt, mẹ bầu còn được thăm khám & tư vấn điều trị trực tiếp bởi BS. TTƯT Phạm Thị Hồng Hoa - Nguyên Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BV Bạch Mai, có hơn 40 năm kinh nghiệm khám & điều trị các bệnh lý Nội tiết nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng.

Để được tư vấn các gói thai sản và ưu đãi dành riêng cho mẹ bầu, các mẹ vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 và Hotline 0915 858 770 để được tư vấn miễn phí.

(Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa)

 
zalo
Thông Báo
Đóng