Đăng ký khám


Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đối với các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ không thể bỏ qua. Vậy thì mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường trong thời gian mang thai:

-    Thừa cân, béo phì.

-    Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.

-    Tiền sử sinh con ≥ 4000g.

-    Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.

-    Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.

-    Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.

-    Chủng tộc: châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.

-    Hội chứng buồng trứng đa nang.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gặp ở phụ nữ mang thai

2. Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?

Tránh các thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu là điều cần thiết khi một người đang theo chế độ ăn kiêng tiểu đường thai kỳ

  • Tránh thực phẩm có nhiều đường:

Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường. Đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc chế độ đồ ngọt càng nhiều càng tốt.

tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì
Các đồ nhiều đường không tốt cho người bệnh tiểu đường thai kỳ

Thực phẩm có nhiều đường cần tránh bao gồm:

+ Các loại bánh kẹo ngọt

+ Nước ngọt

+ Nước ép trái cây có thêm đường

+ Thực phẩm nướng: bánh rán, bánh ngọt,....

+ Sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên và có thể uống ở mức độ vừa phải.

  • Tránh thực phẩm chứa carbohydrate

Một số thực phẩm nhìn bề ngoài thì có vẻ không chứa nhiều tinh bột và đường, nhưng thực ra không phải vậy thậm chí chúng còn chứa rất nhiều đường và tinh bột không tốt cho sức khỏe bao gồm: thức ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn,....

  • Cắt giảm chất béo bão hòa

Cũng như với chế độ ăn cho bà bầu bình thường, mẹ nên sử dụng các chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu hướng dương hoặc ô liu để nấu ăn và trộn salad. Khi chế biến thực phẩm nên hấp, luộc, nướng thay vì chiên và xào.

Mẹ cũng có thể ăn nhẹ với các loại hạt, giàu chất béo không bão hòa, thay vì sô cô la sữa. Hạn chế chất béo từ động vật thay bằng cá, đặc biệt là cá hồi rất tốt cho thai nhi.

  • Tránh thức ăn chứa nhiều tinh bột

Thức ăn chứa nhiều tinh bột bao gồm bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở, bún. Đây đều là những thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.

  • Một số thực phẩm cần kiêng khác:

Da và nội tạng động vật: là những loại thực phẩm người bị bệnh tiểu đường thai kỳ cần tránh bởi chúng cung cấp quá nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa và khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.

Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm kháng insulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.

mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì
Sữa cũng là yếu tố mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên uống

3. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

Không có chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho tất cả các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Cách tốt nhất để biết bạn đang ăn đúng lượng carbohydrate và cân bằng thực phẩm trong bữa ăn hay không là chú ý đến phản ứng đường huyết của bạn sau khi ăn.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là theo dõi mức đường huyết thường xuyên sau mỗi bữa ăn để bạn biết cơ thể bạn phản ứng với những loại thực phẩm nào, thực phẩm nào ăn vào bị tăng đường huyết, thực phẩm nào không. Và xem khẩu phần ăn như vậy đã hợp lý chưa, có bị tăng đường huyết nhiều không.

3.1. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)

  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp rất giàu chất xơ, là yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có GI thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.

  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydrates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lứt… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.

  • Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.

  • Thực phẩm có GI cao (> 70): như xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì…. Đây là nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh đường huyết.

  • Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.

3.2. Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein, chẳng hạn như:

  • Đậu

  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc

  • Thịt gia cầm

  • Các loại quả hạch ( hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca)

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ
 Người bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý tới chế độ ăn uống

3.3. Chọn chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:

  • Dầu ô liu

  • Dầu lạc

  • Trái bơ

  • Hầu hết các loại hạt và hạt

  • Cá hồi

  • Cá mòi

  • Cá ngừ

  • Hạt chia

Khi bị tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần lên thực đơn một cách chi tiết cho từng nhóm thực phẩm và hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm trước khi bạn quyết định dùng nó. Tính toán hợp lý các chỉ số là bước đầu tiên để kiểm soát đường huyết cũng như duy trì sức khỏe suốt thai kỳ.

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói và chương trình khuyến mãi tháng tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat