Đăng ký khám


Mẹ bầu bị nhiệt miệng cần lưu ý như thế nào?

Sự thay đổi nội tiết tố chính là nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị nhiệt miệng. Dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng tình trạng này lại khiến mẹ gặp bất tiện khi ăn uống, ảnh hưởng đến dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Vậy có cách nào để mẹ xử lý được nhanh chứng nhiệt miệng.

1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nhiệt miệng:

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi trên cơ thể để thích nghi với thai nhi đang lớn dần trong bụng. Trong thời gian này, các mẹ bầu thường ăn nhiều các chất béo và chất đạm khiến hệ tiêu hoa chịu nhiều tác động, niêm mạc miệng dễ bị nung đốt, gây nên những vết loét và nứt nẻ. Ngoài ra, mẹ bầu còn bị nhiệt miệng do những nguyên nhân:
- Thay đổi nội tiết tố
- Hệ miễn dịch làm việc kém hiệu quả
- Thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, axit folic và kẽm.
- Stress khi mang thai.
- Ăn nhiều đồ uống nóng, có tính nhiệt
- Ăn quá nhiều đồ cay nóng.
- Vừa trải qua điều trị nha khoa
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở mẹ bầu

2. Các dạng của nhiệt miệng:

Có 3 dạng loét miệng khác nhau, đó là:
- Loét miệng nhẹ: Đây là loại viêm miệng phổ biến nhất khi mang thai. Chúng sẽ có đường kính nhỏ, khoảng 2 – 9mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, nướu và lưỡi. Loét miệng hoặc loét nướu thường kéo dài từ 2 – 5 ngày ở những người không mang thai và có thể mất tới 10 ngày đối với phụ nữ mang thai.
- Loét miệng nghiêm trọng: Tình trạng này ít phổ biến hơn so với các vết loét miệng nhỏ ở mẹ bầu. Loét miệng nghiêm trọng thường có đường kính khoảng 10 mm và đôi khi mất từ vài tuần đến một tháng để chữa lành. Chúng rất dễ nhìn thấy trên bề mặt lưỡi, nướu, niêm mạc miệng và thậm chí bên trong cổ họng. Những vết loét này có thể để lại sẹo và gây đau.
- Loét Herpetiform: Loại loét miệng này do virus gây ra, có đường kính rất nhỏ, tầm khoảng 1mm. Chúng thường xuất hiện ở nhiều nơi với số lượng hàng chục vết loét. Phải mất 2 đến 3 tuần để chữa lành và đôi khi còn để lại sẹo.

3. Biểu hiện khi bà bầu bị nhiệt miệng?

Triệu chứng phổ biến nhất của bị loét là vết thương xuất hiện bên trong miệng. Ngoài ra,có một số biểu hiện để nhận diện chính xác tình trạng bao gồm:

  • Hôi miệng
  • Ngứa lưỡi, nướu
  • Sốt
  • Gặp khó khăn trong việc ăn uống.
  • Đau rát bên trong miệng, đặc biệt là lưỡi và khoang miệng.

Bà bầu bị nhiệt miệng không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, nó sẽ khiến sinh hoạt ăn uống của mẹ bị bất tiện và hạn chế nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.
Trong tam cá nguyệt thứ 3, bị nhiệt miệng mẹ bầu cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí trải qua hiện tượng chảy máu chân răng nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Cách phòng tránh tình trạng bà bầu bị nhiệt miệng:

- Súc miệng bằng nước muối

Nước muối là chất khử trùng tự nhiên cũng như là phương thuốc tự nhiên trị nhiệt miệng khá tuyệt vời. Nếu cảm thấy nốt nhiệt miệng bắt đầu xuất hiện, mẹ bầu hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Điều này sẽ giúp giảm đau và tăng tốc quá trình chữa lành.

- Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc mang đến tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ vết loét miệng mau lành cũng như rút ngắn thời bị nhiệt miệng. Bạn có thể uống 1 tách trà ấm trước khi đi ngủ hoặc đặt túi lọc trà lên trên vết loét nhằm giúp giảm đau.



Trà hoa cúc có tác dụng giúp mẹ bầu giải nhiệt khi bị nhiệt miệng

- Súc miệng bằng baking soda

Baking soda mang tính kiềm và có khả năng trung hòa các axit trong miệng cũng như tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Điều này sẽ giúp vết lở nhanh lành hơn. Mẹ bầu chỉ cần trộn 1 muỗng cà phê baking soda cùng nửa cốc nước ấm và súc miệng. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy thực hiện 2 lần/ngày.

- Dùng giấm táo

Giấm táo rất giàu axit axetic. Loại axit này có thể giúp kiềm chế vi khuẩn xấu và duy trì hệ vi sinh vật trong miệng khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ vết lở miệng mau lành. Cách sử dụng giấm táo cũng khá đơn giản.

- Ăn húng quế

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng húng quế có đặc tính chống vi khuẩn. Nó cũng ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp làm dịu vết loét. Do đó, bạn hãy nhai vài lá húng quế tươi vào mỗi bữa ăn. Mẹ bầu cũng có thể ngâm lá trong nước nóng và sử dụng như nước súc miệng.

5. Bà bầu bị nhiệt miệng thì nên ăn gì?

Khi bị nhiệt miệng tấn công, nhiều mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống do sự cản trở của vết loét. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hằng ngày cũng như cho quá trình phát triển của thai nhi. Mặt khác, một số món ăn dành cho mẹ bầu trong trường hợp lở miệng bao gồm:
- Sữa chua
- Rau xanh
- Chè hoặc nước đậu đen
- Nước ép cà chua, nước chanh
- Trái cây ướp lạnh như táo, mận, cam.
Bà bầu bị nhiệt miệng dẫu không hẳn là vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên chú ý và tìm cách điều trị để vết lở miệng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.
>>> xem thêm:
siêu âm dị tật thai nhi 
ngứa vùng kín trong thai kỳ

 

 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat