icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

23/11/2023

Con chậm lớn, biếng ăn vì dính thắng lưỡi

Con chậm lớn, biếng ăn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ. Mẹ có biết một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là dị tật dính thắng lưỡi? Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ tìm hiểu thêm về nguyên nhân đặc biệt này.

1. Dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là dị tật xảy ra với khoảng 5% trẻ sơ sinh tại Việt Nam. Dính thắng lưỡi xuất hiện khi dây phanh lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) bám thấp, gây hạn chế cử động bình thường của lưỡi.

Khi khám theo dõi sức khỏe định kỳ trong tháng đầu sau sinh hoặc khi tiêm chủng, trẻ có thể được phát hiện bị tật phanh lưỡi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ được phát hiện bị dính thắng lưỡi trễ hơn sau vài tháng khi thấy trẻ bú hoặc phát âm khó, lên cân chậm.

2. Dính thắng lưỡi gây biếng ăn, chậm lớn

Dính thắng lưỡi là một trong những nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn ở trẻ. Điều này xảy ra do dây thắng lưỡi ngắn khiến lưỡi không thể cử động bình thường, đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng nhai - nuốt.

Khi bị dính thắng lưỡi, trẻ không thể ngậm chặt ti, không thể bú được nhiều sữa. Khi nuốt thức ăn, lưỡi của trẻ thường bị co lại, khiến con nhai nuốt rất khó khăn. Trẻ bú khó, bú chậm kéo theo hệ lụy chậm tăng cân. Nhiều mẹ nghĩ con biếng ăn do các yếu tố bên ngoài mà không để ý tới sự cản trở của tật dính thắng lưỡi khiến con biếng ăn, chậm lớn - điều này hết sức nguy hiểm.

Nhận biết sớm dấu hiệu dính thắng lưỡi giúp mẹ đề phòng các hậu quả khôn lường xảy đến cho con. Tùy thuộc lứa tuổi và mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít, biểu hiện của dính thắng lưỡi như sau:

- Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế.

- Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được.

- Đầu lưỡi không thể đụng nóc vòm họng.

- Điển hình của dính thắng lưỡi thường gặp là khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình thành trái tim do cử động ra phía trước và sau của lưỡi bị giới hạn.

- Đầu lưỡi khi thè lưỡi thay vì thấy nhọn thì có vẻ phẳng hay vuông.

- Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc giữa hai răng cửa hàm dưới bị hở.

- Trẻ bú khó và phát âm cũng khó khăn.

3. Điều trị dính thắng lưỡi bằng phương pháp cắt laser

Khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện uy tín để được đánh giá chính xác trẻ mức độ dính thắng lưỡi để xác định có cần phải cắt hay không vì có những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi ít với dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẫu thuật. Phân loại mức độ dính thắng lưỡi dựa theo chiều dài thắng đo được từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi:

- Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ từ 12 - 16mm.

- Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình từ 8 - 11mm.

- Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng từ 3 - 7mm.

- Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3mm.

Ở mức độ 3 và 4, trẻ sẽ cần can thiệp để điều trị hoàn toàn dính thắng lưỡi, vì thắng lưỡi sẽ không thể tự động nới ra theo thời gian và càng để lâu hậu quả sẽ càng nghiêm trọng.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn ứng dụng phương pháp cắt thắng lưỡi laser trong điều trị dính thắng lưỡi. Đây là phương pháp an toàn, hiện đại, có khả năng hàn vết thương ngay trong quá trình thủ thuật giúp hạn chế chảy máu, vết thương vì vậy sẽ rất nhanh lành. Sau thủ thuật, bé có thể ăn uống và vui chơi bình thường mà không cần kiêng khem phức tạp. 

Trực tiếp thực hiện bởi ThS - BS Nguyễn Song Hào với hơn 15 năm kinh nghiệm, cùng hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi và trang thiết bị y tế đạt chuẩn, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là địa chỉ uy tín cắt thắng lưỡi cho trẻ, giúp ba mẹ yên tâm về nỗi lo con biếng ăn, chậm lớn.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 091 997 3194 để được tư vấn và đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn - 52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.

 

 

 
zalo
Thông Báo
Đóng