23/11/2023
Cắt thắng lưỡi có cần nằm viện không?
"Sau cắt thắng lưỡi có cần cho trẻ nằm viện không?", "Có những lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sau cắt thắng lưỡi?" - đây là câu hỏi mà rất nhiều ba mẹ quan tâm. Hãy cùng Bảo Sơn tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
1. Chẩn đoán dính thắng lưỡi
Bệnh dính thắng lưỡi thực chất là một dị tật xuất hiện ngay khi trẻ mới được chào đời. Bệnh xảy ra là do dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng niêm mạc dưới ở lưỡi) bị ngắn khiến hoạt động của lưỡi bị hạn chế.
Việc chẩn đoán xác định dính dây thắng lưỡi rất quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị cho trẻ. Có thể chẩn đoán bằng cách đo chiều dài của dây thắng lưỡi từ chỗ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi, nếu nhỏ hơn 16mm thì có nghĩa trẻ đã bị dính thắng lưỡi.
Tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ nhỏ có những mức độ sau:
- Độ 1: Bị dính nhẹ với độ dài 12- 16 mm;
- Độ 2: Bị dính nhẹ với độ dài 8 -11 mm;
- Độ 3: Bị dính nhẹ với độ dài 3- 7 mm;
- Độ 4: Bị dính nhẹ với độ dài dưới 3 mm.
Trẻ bị dính dây thắng lưỡi ở độ 1 và độ 2 cần theo dõi thêm, trường hợp dính dây thắng lưỡi ở độ 3 và độ 4 thì cần phải phẫu thuật dính thắng lưỡi. Tuy nhiên để xác định có cần phải phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ hay không thì cần phải đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được khám và chẩn đoán đúng tình trạng.
2. Phương pháp điều trị dính thắng lưỡi
Trong trường hợp trẻ mắc bệnh dính thắng lưỡi ở cấp độ 1 và 2 sẽ được các bác sĩ chỉ định theo dõi tình trạng. Nếu dính thắng lưỡi thuộc cấp độ 3 và 4 thì cần được can thiệp kịp thời. Trong đó, phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương án điều trị đơn giản và được sử dụng nhiều nhất với tật dính thắng lưỡi ở trẻ. Sử dụng công nghệ laser tiên tiến, bác sĩ sẽ giải phóng dây thắng lưỡi bám thấp, giúp lưỡi của bé lấy lại khả năng cử động một cách bình thường.
Sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi, tại vị trí vết cắt có thể xuất hiện những vệt màu trắng. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ biến mất sau vài tuần.
Thay vào đó, bố mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau:
- Không cho trẻ sờ tay vào vùng phẫu thuật nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng hoặc chảy máu có thể xảy ra.
- Không cho trẻ ngậm hoặc cắn những vật cứng, lạ.
- Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
- Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại thực ăn dạng lỏng và không cho trẻ ăn đồ nóng.
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miễn.
- Vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn.
3. Cắt thắng lưỡi có cần nằm viện không?
Rất nhiều phụ huynh có trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi thắc mắc phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ có cần nằm viện không? Thực tế phẫu thuật cắt phanh lưỡi là thủ thuật đơn giản chỉ mất 5-10 phút. Hiện nay, với công nghệ laser hiện đại, bé không bị chảy máu nhiều, vết thương lành nhanh, chính vì vậy các bé chỉ cần ở lại theo dõi khoảng 1 tiếng mà không cần lưu viện sau cắt thắng lưỡi.
Tuy nhiên, để tránh nhiễm trùng thì cha mẹ cần lựa chọn thực hiện tại các cơ sở uy tín như các bệnh viện có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị y tế hiện đại, cùng các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi một cách an toàn, nhanh chóng, hạn chế nhiễm trùng và các tai biến khác.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 091 997 3194 để được tư vấn hoặc đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa Khoa Bảo Sơn - 52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.