Đăng ký khám


Kỹ thuật bấm ối được thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật bấm ối được thực hiện trong quá trình chuyển dạ đẻ thường, với mục đích chủ động để nước ối ra ngoài làm giảm áp lực buồng ối và rút ngắn thời gian chuyển dạ.

1.Kỹ thuật bấm ối là gì?

Bấm ối là kỹ thuật được dùng trong chuyển dạ đẻ thường, khi cổ tử cung đã mở có thể tiếp cận đầu ốc. Mục đích của bấm ối làm làm rách màng ối chủ động cho nước ối thoát ra ngoài, giảm áp lực buồng ối, giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ.

Kỹ thuật bấm ối được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa phụ sản, điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh. Có nhiều cách bấm ối khác nhau tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Có nhiều cách bấm ối khác nhau tùy thuộc theo chỉ định của bác sĩ.

kỹ thuật bấm ối
Bấm ối thường được chỉ định cho phương pháp đẻ thường 

2.Chỉ định và chống chỉ định bấm ối:

2.1.Chỉ định:

Trường hợp được chỉ định bấm ối:

- Cổ tử cung mở 3-4cm, màng ối dày, đầu ối phồng cản trở quá trình đẻ, cổ tử cung mở chậm, ngôi đầu cao khó lọt.

- Gây đẻ chỉ huy hay làm biện pháp lọt ngôi chỏm hoặc đẻ thai thứ hai trong đẻ sinh đôi.

- Ram bám bên, bám mép chảy máu nhiều, chọc cho màng ối đỡ co kéo vào bánh rau, để ngôi thai tì vào bánh rau để cầm máu.

- Bấm ối cho nước ối chảy ra từ từ trong trường hợp đa ối

- Bấm ối khi cổ tử cung mở hết để đỡ đẻ 

2.2. Chống chỉ định:

Chống chỉ định bấm đối đối với những trường hợp:

- Sa dây rau trong bọc ối.

- Chưa chuyển dạ thực sự, cơn co chưa đều đặn.

- Cổ tử cung chưa mở hết trong ngôi mông, ngôi mặt, ngôi vai.

3. Bấm ối bao lâu thì đẻ?

Thường thì sản phụ vỡ ối khi bé đã có đủ điều kiện để ra khỏi bụng mẹ. Lúc đó màng ối sẽ tự vỡ, gây tràn dịch ối qua cổ tử cung đến âm đạo. Tuy nhiên cũng có ít mẹ bị vỡ ối khi chuyển dạ. Khi màng ối bị vỡ, quá trình nước ối chảy ra sẽ diễn ra nhẹ nhàng hoặc dữ dội. Nhiều mẹ thường hay nhầm lẫn nước màng với nước tiểu vì tiểu són là triệu chứng phổ biến với các mẹ bầu trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Cũng có mẹ bầu sẽ không vỡ ối cho đến khi sinh và bác sĩ hoặc y tế sẽ thực hiện thủ thuật bấm ối. Hy hữu hơn, nhiều trường hợp các bé sinh ra còn nằm hoàn toàn hoặc bán hoàn toàn trong bọc ối.

bấm ối sau bao lâu thì đẻ
Em bé sẽ chào đời tùy vào cơ địa của mẹ sau khi được bấm ối

4. Kỹ thuật bấm ối tiến hành như thế nào?

  • Chuẩn bị dụng cụ bấm ối, đồng thời giải thích cho mẹ bầu hiểu được tác dụng của bấm ối, hướng dẫn thai phụ tư thế sản khoa, thở đều, không rặn.

  • Cần nghe tim thai trước khi thực hiện, ghi nhận tần số tim thai, cường độ đều hay không đều.

  • Dùng nước vô khuẩn rửa sạch âm đạo, người thực hiện rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

  • Người bấm ối một tay đưa kim chọc ối vào âm đạo cách cầm kim bấm ối nằm giữa 2 ngón tay hướng tới đầu ối, chờ đến thời điểm bấm ối. Nếu như đầu ối phồng thì bấm ối ngoài cơn co tử cung, nếu đầu ối dẹt thì bấm trong cơn co tử cung.

  • Thực hiện kỹ thuật bấm ối bằng cách: Đẩy nhẹ kim chọc vào màng ối, lúc này nước ối sẽ chảy ra theo ngón tay, quan sát số lượng, màu sắc. Tay còn lại rút kim chọc ối. Khi nước ối chảy ra hết xé rộng màng ối, kiểm tra xem có sa dây rau, các chi và ngôi thai có bất thường không. Nghe lại tim thai, xem lại tình trạng cổ tử cung, ngôi thai...

5. Lưu ý và những biến chứng khi bấm ối:

5.1. Lưu ý khi bấm ối:

Bấm ối là một thủ thuật thiết yếu để cuộc chuyển dạ được diễn ra thuận lợi. Để hạn chế được các tai biến xảy ra trong cuộc đẻ có liên quan đến nước ối, khi bấm ối cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Trường hợp mẹ bị rau tiền đạo, ngay sau khi chọc đầu ối cần phải xé rộng màng ối song song với bánh rau, tránh làm rách vào bánh rau sẽ gây chảy máu.

  • Trường hợp người mẹ đa thai, khi bấm ối cần để sản phụ nằm đầu thấp, mông cao và phá ối ngoài cơn co tử cung. Sử dụng một đầu kim chọc một lỗ nhỏ vào ối để nước ối chảy ra từ từ, đợi đến khi nước ối chảy gần hết ra ngoài mới xé màng ối. Không để nước ối chảy ào ra ngoài vì có thể gây sốc cho sản phụ. Sự giảm đột ngột áp lực vùng bụng dễ gây tình trạng sa dây rốn, sa các chi hoặc ngôi thai bất thường.

  • Trường hợp ngôi ngang khi đã có chỉ định nội xoay thai, cần phải xé rộng màng ối sau khi chọc ối, sau đó bác sĩ đưa tay vào buồng tử cung tìm chân thai nhi để làm nội xoay. Lưu ý lượng nước ối được giữ trong buồng tử cung càng nhiều thì nội xoay thai nhi càng dễ.

5.2. Biến chứng khi bấm ối:

kỹ thuật bấm ối được thực hiện như thế nào
Nhiễm trùng ối có thể xảy trong kỹ thuật bấm ối

  • Với những trường hợp ngôi ngang khi đã có chỉ định nội xoay thai, cần phải xé rộng màng ối sau khi chọc ối, sau đó bác sĩ đưa tay vào buồng tử cung tìm chân thai nhi để làm nội xoay.

  • Lưu ý lượng nước ối được giữ trong buồng tử cung càng nhiều thì nội xoay thai nhi càng dễ.

  • Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng thai: thường gặp ở những sản phụ bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc do bấm ối quá 6 giờ mà thai vẫn chưa ra ngoài;

  • Có thể chọc kim vào thai nhi gây tổn thương cho thai nhi;

  • Sa dây rau: được phát hiện sau bấm ối qua nghe tim thai. Đây cũng là một trong những tai biến có thể xảy ra trên lâm sàng khi phá ối. Ngay sau khi bấm ối, nếu sản phụ có biểu hiện của hiện tượng sa dây rau thì ngay lập tức cần cho sản phụ nằm đầu thấp, kê mông cao rồi bác sĩ dùng 2 đầu ngón tay đẩy bánh rau lên. Nếu không thể đẩy bánh rau lên thì cần lập tức chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai ra;

  • Có thể gây tụ máu sau rau hoặc rau bong non.

  • Bấm ối là một kỹ thuật quan trọng, tuy nhiên cần sử dụng đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để có thể thuận lợi cho quá trình chuyển dạ và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả sản phụ với thai nhi.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ, khi lâm bồn và sau sinh, bạn nên lựa chọn các dịch vụ thai sản trọn gói tại các bệnh viện uy tín để các bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe thai nhi và sản phụ bao quát, liền mạch, có những hướng xử lý chủ động khi ngôi thai khó, đa thai.

Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat