icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

27/12/2021

Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần quan tâm và theo dõi đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi thường xuyên. Trong đó, vấn đề mẹ bầu cần thực hiện đó là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Vậy tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

1. Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Nhiều mẹ thắc mắc tại sao mẹ bầu cần nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bởi vì tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi 

1.1. Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với mẹ

Trong những biến chứng thường gặp của tình trạng tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu đó là tăng huyết áp, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là nhiều chị em phải đối mặt với các biến chứng là tiền sản giật. Một số thai phụ khi bị tiểu đường thai kỳ được bác sĩ khuyên nên mổ lấy thai thay vì sinh thường. Quá trình mổ lấy thai có thể tiềm ẩn 1 số biến chứng xấu, đe dọa tới sức khỏe của mẹ và em bé

Nên nếu bỏ qua việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu rất khó phát hiện tình trạng bệnh của mình. Sau khi sinh nở, những người này có thể mắc bệnh đái tháo đường type 2. Những biến chứng kể trên không hề tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, đó là lý do tại sao mẹ bầu nên chủ động đi xét nghiệm, kiểm tra cẩn thận khi mang thai.

1.2. Biến chứng đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ không những ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng đối với thai nhi. Nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, nhiều khả năng thai sẽ phát triển to hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai là 1 trong những nguyên nhân khiến em bé phải đối mặt với tình trạng sinh non. Điều này khiến sức khỏe của trẻ sơ sinh yếu hơn so với các em bé khác sinh đủ khả năng.

chế độ dinh dưỡng tiểu đường thai kỳ

Việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng, cần thiết để đảm bảo sức khỏe, sự phát triển bình thường của em bé. Nếu mẹ bầu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, trẻ sau sinh có thể gặp phải tình trạng suy hô hấp cấp hoặc hạ đường huyết ngắn sau sinh. Triệu chứng này sẽ dẫn tới hiện tượng trẻ co giật, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.

Nhiều em bé sau sinh rơi vào tình trạng béo phì, mắc bệnh đái tháo đường type 2 do mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Nghiêm trọng hơn là căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng của thai nhi trong bụng mẹ, gây ra tình trạng thai lưu. Chính vì thế, mẹ bầu không thể chủ quan trước bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai.

2.  Thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ

  • Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường (đối với đái tháo đường chưa được chẩn đoán trước đây) tại lần khám đầu tiên đối với những người có các yếu tố nguy cơ cao

  • Ở phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện theo dõi sự phát triển của bệnh ít nhất mỗi 3 năm 1 lần

  • Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

3.  Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm quan trọng được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các thai phụ để sàng lọc các nguy cơ gây hại cho mẹ và thai nhi. Xét nghiệm tiểu đường được thực hiện từ tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Bảo Sơn

Xét nghiệm được thực hiện dựa vào nghiệm pháp dung nạp đường glucose qua đường uống. Việc xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng. Trước khi làm xét nghiệm, thai phụ cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ, nhưng không quá 12 giờ. Thai phụ sẽ được lấy máu vào 3 thời điểm khác nhau:

  • Lần 1: Thai phụ được lấy máu ngay khi đói;

  • Lần 2: Thai phụ sẽ được uống nước có pha glucose trong vòng 3-5 phút. Sau đó 1 tiếng, thai phụ sẽ được chỉ định lấy máu lần 2;

  • Lần 3: 2 giờ sau khi uống nước pha đường glucose.

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/ML) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Các chỉ số đường huyết đo tại 3 thời điểm được coi là bình thường nếu:

  • Khi đói: <5,1

  • Sau khi dung nạp đường glucose 1 tiếng: <10

  • Sau khi dung nạp đường glucose 2 tiếng: <78,5

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây hại cho mẹ và thai nhi, nhưng mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt ngay sau khi uống dung dịch đường. Đây là một hiện tượng bình thường, nên các mẹ bầu có thể yên tâm.

4. Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Thông thường chi phí thực hiện xét nghiệm có thể dao động từ 200.000 VNĐ – 300.000 VNĐ  tùy theo cơ sở y tế. Đây là một xét nghiệm cơ bản, mẹ bầu có thể thực hiện ở bất kỳ cơ sở y tế nào, miễn là uy tín.

Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị, giữ an toàn cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi bị chuẩn đoán tiểu đường trong thai kỳ, các mẹ cũng đừng quá hốt hoảng và lo lắng. Các mẹ bầu hoàn toàn có thể tự kiểm soát bệnh hiệu quả bằng điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, kết hợp theo sát với các chỉ định của bác sĩ.

điều trị tiểu đường thai kỳ

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ y tế uy tín được không ít các mẹ bầu tin cậy. Dịch vụ Thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia Sản phụ khoa đầu ngành, với các phương pháp y khoa tiên tiến nhất hiện nay:

  •  Kẹp dây rốn chậm, giúp giảm nguy cơ chảy máu não và tổn thương ruột cho bé.

  •  Da tiếp da giúp kích thích mạnh mẽ các phản xạ sinh tồn của bé.

  •  Tia plasma lạnh sau sinh giúp giảm thiểu tối đa những đau đớn mẹ gặp phải.

  • Tận hưởng không gian nghỉ dưỡng riêng tư và môi trường thăm khám đạt chuẩn dịch vụ y tế 5 sao.

  • Chế độ chăm sóc từ trước khi sinh, trong khi sinh cho tới sau sinh giúp mẹ phục hồi nhanh chóng.

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

 
zalo
Thông Báo
Đóng