icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

29/06/2021

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai là bệnh lý phổ biến. Nếu các triệu chứng không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ của mẹ lẫn sự phát triển của thai nhi. Vậy nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai có nguy hiểm không?

1. Những điều cần biết về nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai

Vi khuẩn HP chính là tên viết tắt của 1 loại vi khuẩn hình xoắn, tên khoa học của nó là Helicobacter Pylori. Đây là loại vi khuẩn sống ký sinh bên dưới lớp niêm mạc dạ dày. Theo thống kê, có đến 70% người Việt Nam mắc căn bệnh này hiện nay. Trong đó, có cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc nhiễm vi khuẩn Hp chưa hẳn đã gây hại cho sức khỏe, chỉ khi nào môi trường bên trong dạ dày thuận lợi và lý tưởng mới gây ra những vấn đề: viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản dạ dày,...

Đối với phụ nữ đang mang thai thì các chuyên gia cho rằng việc bà bầu bị nhiễm vi khuẩn HP có liên quan mật thiết đến các triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Trong đó chủ yếu tập trung vào các triệu chứng như thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, giảm tiểu cầu, gây dị tật cho thai nhi, tiền sản giật,...Không những vậy, phụ nữ mang thai khi bị nhiễm vi khuẩn HP cũng sẽ làm nặng thêm các triệu chứng thai kỳ như: nôn mửa, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, đau nhức thượng vị,...

nhiễm khuẩn hp khi mang thai

2. Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp gây ra rất nhiều vấn đề về dạ dày. Trong đó, thường liên quan nhất đến các bệnh như viêm dạ dày mạn tính, tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày... Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh cũng biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài theo cách rõ ràng. Khi nào thực hiện các xét nghiệm như test hơi thở, xét nghiệm kháng thể máu, sinh thiết, nội soi,.... mới có thể biết được có nhiễm vi khuẩn Hp.

Còn đối với nhiễm trùng HP, đặc biệt là phụ nữ mang thai thì xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đầy bụng, khó tiêu: Sau khi vi khuẩn HP sẽ gây rối loạn chức năng của cơ quan này, từ đó sinh ra cảm giác khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng sau khi ăn khiến mẹ bầu khó chịu.

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: là những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và vi khuẩn HP chính là "thủ phạm" gây ra bệnh này. Chúng khiến axit dạ dày tăng lên, tăng nguy cơ axit tấn công niêm mạc dạ dày,

  • Nôn, ói: hầu hết phụ nữ mang thai đều sẽ gặp phải tình trạng buồn nôn, ói mửa. Tuy nhiên, nếu nhiễm vi khuẩn HP thì tình trạng này có thể trở nên nặng nề hơn gấp nhiều lần. Mẹ bầu sẽ nôn ói nhiều do dạ dày và đường ruột bị làm tăng áp lực từ việc nhiễm khuẩn.

  • Hôi miệng: vi khuẩn HP bám vào trong khoang miệng, ở lưỡi, ở răng hoặc trong đường tiêu hóa gây ra tình trạng hôi miệng sau khi chúng bị phân hủy.

Hầu hết bên trên là những triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biểu hiện đáng nghi về sức khỏe thì mẹ bầu cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cần lưu ý một số triệu chứng sau:

  • Đi ngoài ra màu đen hoặc có màu sẫm lẫn máu

  • Suy nhược cơ thể do buồn nôn, ói mửa nhiều 

  • Cân nặng giảm sút nhanh

  • Đau bụng dữ dội

  • Xuất huyết

3. Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai

Theo các chuyên gia thì khi vi khuẩn HP xâm nhập được vào bên trong cơ thể thì chúng sinh sôi, phát triển và lây lan vô cùng nhanh. Các con đường lây nhiễm chính chủ yếu phân, miệng, dạ dày.

Một số nguyên nhân gây ra nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai:

  • Không có thói quen giữ vệ sinh một cách tích cực

  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, thực phẩm hay những bền mặt bị ô nhiễm.

  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn uống chung với người bị nhiễm Hp

  • Lây nhiễm chéo giữa người thân, bạn bè

  • Sống ở những nơi có mật độ dân số cao làm tăng nguy cơ nhiễm HP trong không khí.

4. Nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?

Việc nhiễm khuẩn Hp có thể không phải là vấn đề quá lớn đối với nhiều người. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì đây lại là điều khiến các mẹ bầu lo ngại. Khi bị nhiễm HP có thể gây ra các bệnh lý khác về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, mẹ chán, bỏ bữa... Khi tình trạng này kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, khiến cho mẹ bầu bị suy giảm sức khỏe và thai nhi cũng chậm phát triển. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây sảy thai.

Mặt khác, việc mắc các bệnh lý dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP cũng khiến mẹ bầu phải chịu đựng những cảm giác khó chịu, stress,... khiến cho thai kỳ ngày càng tồi tệ hơn. Bởi thế, nếu nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai thì việc điều trị sẽ được hoãn lại cho đến khi em bé chào đời để tránh việc điều trị gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

5. Phương pháp điều trị nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai

Vì trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị là không thể nếu như muốn bảo vệ cho bé. Trong trường hợp này, để làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, các bà bầu cần lưu ý một số điều như sau:

  • Cần phải giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài, tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng.

  • Không để bụng đói. Ăn đúng giờ và cũng không nên ăn quá no.

  • Nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh bị ợ chua, khó chịu, trào ngược.

  • Hạn chế các thức ăn chữa, đồ cay nóng, các đồ uống có cồn, các chất kích thích… Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng tiết dịch vị của dạ dày như cá, trứng, sữa, các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, bắp cải. Các thức ăn cần phải được ninh, hấp, luộc kỹ. Hạn chế sử dụng các thực phẩm cứng, khó tiêu hóa.

  • Ngủ sớm và đúng giờ để dạ dày được nghỉ ngơi, tránh có cảm giác khó chịu.

  • Bổ sung nhiều nước lọc, rau xanh để trung hòa dịch vị, giảm đau dạ dày.

  • Các bà bầu cũng có thể thử áp dụng các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày khi mang thai tương đối an toàn mà hiệu quả như dùng chè dây, dùng nghệ và mật ong…

  • Nên vận động và tập các động tác thể dục nhẹ nhàng giúp tinh thần khỏe khoắn

mẹ bầu tập thể dục

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc của bạn và cũng là để cung cấp các kiến thức cơ bản cho các bà bầu. Hi vọng bạn sẽ phần nào giảm bớt lo lắng về tình trạng của mình. Mọi thông tin về bệnh đau dạ dày và dịch vụ Thai Sản trọn gói, mẹ bầu xin vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

(Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa)

 
zalo
Thông Báo
Đóng