icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

22/08/2019

Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là gì? Và loại virus này có nguy hiểm hay không cũng như cách điều trị khi phát hiện nhiễm khuẩn HP thì mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua lời tham khảo của Giáo sư bác sĩ Hà Văn Quyết người có trên 30 năm công tác thăm khám – chữa các bệnh lý về tiêu hóa và hiện đang làm việc tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn Helicobacter Pylori ( HP ) là một loại vi khuẩn Gram âm tính có trong dạ dày của con người và virus này thích nghi tốt với dạ dày thông qua tương tác với các tế bào trên niêm mạc dạ dày.

Đa số người bị nhiễm vi khuẩn HP đều có độ tuổi trẻ và phổ biến hiện nay. Tỷ lệ người nhiễm loại virus này thay đổi rõ rệt theo từng độ tuổi ( người già sẽ có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn ). Ngoài ra tỉ lệ nhiễm khuẩn Hp tăng do bị lây truyền từ người này sang người khác….

Vi khuẩn HP là một loại virus phát triển trong dạ dày người
Vi khuẩn HP là một loại virus phát triển trong dạ dày người ( Hình ảnh minh họa )

Vậy Virus HP lây truyền như thế nào?

Hiện nay vi khuẩn HP chủ yếu lây truyền qua các hình thức sau:

  1. Đường miệng: Khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP thì tỉ lệ mắc bệnh là rất cao. Ví dụ trong gia đình có người bị nhiễm HP thì mọi người khác trong gia đình đều có thể cũng bị nhiễm virus này do thường xuyên tiếp xúc ăn uống nói chuyện với người bệnh.
  2. Đường phân: Virus được người bệnh đào thải qua phân sau đó lây lan sang môi trường sống khi đó người có thói quen ăn đồ sống thì tỷ lệ nhiễm khuẩn HP sẽ cao hơn bình thường.
  3. Ngoài ra vi khuẩn hp cũng có thể được truyền nhiễm qua việc khám chung các thiết bị y tế như: nội soi, các thiết bị nha khoa….Vì vậy cần phải tiệt trùng thật kỹ các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng.

Dùng chung bàn chải đánh răng cũng có thể lây truyền virus HP qua đường miệng
Dùng chung bàn chải đánh răng cũng có thể lây truyền virus HP qua đường miệng

Cách phát hiện nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

Hiện nay không có triệu chứng hay biểu hiện nhận biết rõ ràng nào để phát hiện vi khuẩn HP. Vì vậy lời khuyên đưa ra cho bạn đó là khi có dấu hiệu đau dạ dày thì cần đến một số bệnh viện uy tín để được thăm khám để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Một số kỹ thuật dùng để kiểm tra phát hiện tỷ lệ nhiễm virus HP của người bệnh bao gồm:

  1. Phương pháp nội soi dạ dày: Đây là một trong những phương pháp có thể chẩn đoán phát hiện bệnh một cách nhanh nhất. Sau khi nội soi bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nếu phát hiện bất thường bác sĩ sẽ lấy mẫu rồi đi sinh thiết để có thể có kết quả chính xác nhất.
  2. Phương pháp khác: Ngoài nội soi dạ dày thì người bệnh cũng có thể biết được khả năng nhiễm khuẩn HP thông qua việc Test hơi thở, xét nghiệm tìm virus qua phân của người bệnh hoặc xét nghiệm máu…

Nội soi dạ dày để kiểm tra vi khuẩn HP và các bệnh về dạ dày
Nội soi dạ dày để kiểm tra vi khuẩn HP và các bệnh về dạ dày

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Khi bị nhiễm trùng dạ dày mãn tính với vi khuẩn H. Pylori sẽ gây ra một số bệnh lý về dạ dày như: polyp dạ dày, viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Helicobacter Pylori làm tăng khả năng thay đổi tế bào biểu mô dạ dày, thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính mức độ cao hơn, teo nặng hơn và biến chất đường ruột. Các cơ chế tương tác với nhau hoặc không khi đó sẽ gia tăng khả năng tổn thương oxy hóa của niêm mạc dạ dày và tế bào dạ dày. Sự thay đổi chu kỳ tế bào gây ra các tín hiệu giảm thiểu và biểu hiện proto-oncogene có thể kích hoạt sự phát triển của ung thư. Ngoài ra vi khuẩn HP có thể tạo ra các tế bào đa hình và đơn nhân các gốc tự do oxy hóa có thể gây tổn thương DNA cho các tế bào lân cận dẫn đến phát triển ung thư. 

Vì thế H. pylori được phân loại là virus gây ung thư loại I bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế nó là một trong những virus cực kỳ nguy hiểm và cần phải phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách điều trị khi bị nhiễm vi khuẩn HP

Để có thể điều trị và tiêu diệt vi khuẩn HP thì người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc giảm tiết axit dịch vị như: clarithromycin, thuốc ức chế bơm proton [PPI], và amoxicillin hoặc metronidazole….Các loại thuốc này chống chỉ định dành cho bệnh nhân đang mang thai, cho con bú hoặc người già. 

Ngoài ra bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP cũng có thể kháng các loại thuốc kháng sinh từ đó khiến cho việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trên đây là một số thông tin mang tính chất tham khảo về vi khuẩn HP. Để có thể đặt lịch khám và tư vấn của các bác sĩ giáo sự tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì bạn có thể đến trực tiếp bệnh viện tại địa chỉ 52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Hoặc vui lòng liên hệ qua website: https://baosonhospital.com, Hotline 091 585 0770 xin cám ơn.

 
zalo
Thông Báo
Đóng