Đăng ký khám


Bà bầu khó thở khi mang thai có gì đáng lo ngại không?

Khó thở khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, nhất là trong những cuối thai kỳ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bà bầu khó chịu và ảnh hưởng nhiều tinh thần và các hoạt động hàng ngày. Vậy nguyên nhân gì khiến bà bầu khó thở và khắc phục tình trạng này như thế nào?

1.    Nguyên nhân bà bầu khó thở khi mang thai:

Khó thở khi mang thai là một triệu chứng phổ biến ở thai kỳ. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị khó thở có rất nhiều. Không phải lúc nào cũng xác định được chính xác nên mẹ bầu cần lưu ý hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng kèm khó thở như: tim đập nhanh, chóng mặt,.... để biết mức độ của biểu hiện này.
Khó thở khi mang thai có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, từ tử cung đang phát triển đến những thay đổi trong nhu cầu của tim. Mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở ngay từ khi mới mang thai hoặc khó thở có thể xảy ra muộn hơn ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

2.    Nguyên nhân khác khiến bà bầu khó thở: 

Khó thở khi mang thai chủ yếu là do những thay đổi của cơ thể để nuôi dưỡng em bé, tuy nhiên, vẫn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng có bầu khó thở, đó là:
- Bệnh hen suyễn: Nếu bị hen suyễn khi mang thai có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh cơ tim chu sản: Bệnh có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh, là một loại của bệnh suy tim. Các triệu chứng của bệnh như sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khiến bà bầu khó thở. Những triệu chứng này khiến nhiều phụ nữ lầm tưởng đây là các dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên, bệnh cơ tim chu sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ, do đó cần được điều trị.
- Bệnh thuyên tắc phổi: Thường xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hít thở và khiến bà bầu khó thở, ho và đau ngực.
- Tình trạng tích nước trong cơ thể: Đa số các bà bầu thường bị phù nề khi mang thai do tình trạng tích nước. Khi bị phù nề, việc tích nước trong cơ thể bà bầu sẽ ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, gây khó khăn khi thở.
- Bị thiếu máu: Khi mang thai, cơ thể cần lượng sắt nhiều hơn bình thường để sản xuất các tế bào hồng cầu cần thiết và đưa oxy đi nuôi dưỡng thai nhi cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Việc thiếu sắt cũng có nghĩa là thiếu máu sẽ khiến cơ thể làm việc nhiều hơn so với mức bình thường để tạo oxy, dẫn đến bà bầu khó thở.

3.     Khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?

Hầu như mẹ bầu khó thở khi mang thai là hiện tượng bình thường cho đến cuối thai kỳ. Tuy nhiên cảm giác mẹ bầu bị khó thở sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và con
Có rất nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc, nếu chỉ khó thở bình thường thì không đang lo ngại. Những khi nào khó thở sẽ trở thành vấn đề nguy hiểm và lo ngại với mẹ bầu.

Đó là các triệu chứng sau:

  • Nhịp tim bị tăng đột ngột, đập không đều
  • Cảm giác khó thở nặng, cảm giác mệt mỏi, yếu đi sau những trận trống ngực đập liên hồi
  • Khi làm việc nào đó mẹ bầu có cảm giác đau ngực, đau liên tục không thở được
  • Khó thở kể cả khi mẹ bầu nằm ngủ vào ban đêm
  • Khó thở khi mang thai kèm theo hiện tượng da chân chuyển sang màu đỏ sưng to
  • Với những mẹ bầu có tiền sử bệnh hen suyễn trước đó cũng nên cẩn thận, tốt nhất là nên đến bệnh viện để nhận lời khuyên từ các bác sĩ.

4.    Cách khắc phục tình trạng mẹ bầu khó thở bằng cách nào?

-    Nghỉ ngơi:
Trước tiên, thai phụ cần lập tức nghỉ ngơi khi bị khó thở cũng như thấy cần thiết, bởi khi mang thai, phụ nữ không thể thực hiện các hoạt động thể chất như bình thường.

-    Thay đổi tư thế:
Khi bị khó thở, bà bầu có thể điều chỉnh tư thế để có thể hít thở dễ dàng hơn. Giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng sẽ giúp phổi có khoảng không để tiếp nhận oxy dễ dàng. Nếu bà bầu khó thở về đêm thì có thể chèn gối vào lưng và phần thân trên để tránh việc thai nhi gây áp lực lên phổi. Bà bầu cũng nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở dễ dàng hơn.

-    Vận động nhẹ nhàng:
Bà bầu nên tập luyện các bài tập thở thường được áp dụng trong lúc sinh để quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Vận động nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, tập yoga,... là các biện pháp tốt giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở. Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ trước khi thực hành. 

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat