Đăng ký khám


5 dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày không nên chậm trễ thăm khám

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm loét dạ dày là cách giúp bạn có hướng điều trị bệnh hiệu quả và tăng khả năng phục hồi bệnh nhanh hơn, tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. 5 dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày mà  bạn cần nên chú ý.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tổn thương viêm gây loét trên niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non nối với dạ dày). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Trường hợp bị loét dày xảy ra nhiều gấp lần loét ở tá tràng.

5 dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày

5 dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày

- Đau bụng:

Đau bụng có thể được coi là dấu hiệu viêm loét dạ dày đầu tiên dễ dàng nhận biết. Mỗi khi cơn đau bụng xảy ra, người bệnh thường có cảm giác đau tức bụng trên và đối khi có cảm giác đau âm ỉ lan ra sau lưng. Mức độ đau bụng còn phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của viêm loét.

  • Đau bụng âm ỉ:

Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ trên rốn và xung quanh vùng thượng vị. Con đau không quặn thắt hay dữ dội như đau đại tràng nhưng thường khiến người bệnh có cảm giác bị khó chịu, mất tập trung trong công việc hay bất kỳ hoạt động nào xảy ra khi cơn đau xuất hiện.

đau bụng - đau dạ dày

  • Cơn đau bụng xuất hiện tính theo chu kỳ:

Các cơn đau sẽ xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần báo trước. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể cảm nhận được biểu hiện đau xảy ra vào lúc ăn no, sau bữa ăn vài tiếng hoặc lúc bụng đang đói. Nguyên nhân vi khuẩn Hp tạo các vết loét dạ dày trên lớp niêm mạc, chúng chính là tác nhân gây kích thích, sản sinh ra axit dạ dày. Bởi thế, khi bụng trống, lượng axit dạ dày tiết ra nhiều mà không có thức ăn để thấm hút axit dẫn đến hiện tượng đau dữ dội ở vùng bụng.

Biểu hiện này sẽ được xoa dịu khi bạn ăn các loại thức ăn có tính thấm hút axit: bánh mỳ, gạo rang,... Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ ăn xong, axit dạ dày sẽ quay trở lại và hoạt động như ban đầu gây đau nhức.

- Buồn nôn và nôn:

Là triệu chứng của loét dạ dày điển hình. Hiện tượng nôn xảy ra do các vết loét dạ dày gây đau khiến dạ dày phản xạ lại bằng cách thúc đẩy cơ vòng thực quản dưới giãn nở và thực hiện hoạt động đẩy ngược thức ăn lên đường thực quản rồi ra đường miệng.

Biểu hiện này cho thấy chức năng co bóp và chuyển hóa thức ăn của dạ dày đang bị yếu dần. Người bệnh sau khi nôn xong thường có cảm giác bị đắng miệng, do axit dạ dày trào ngược có kèm theo dịch mật. Bên cạnh đó, việc nôn còn giúp thức ăn còn bị ứ đọng trong dạ dày bị tống ra ngoài. Lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác cơn đau giảm hẳn.

- Rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện:

Rối loạn tiêu hóa hay rối loạn đại tiện là những biểu hiện của loét dạ dày thường gặp. Người bệnh thường bị tiêu hóa chảy táo bón kèm theo tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày khiến người bệnh khó chịu ở bụng. Đặc biệt, triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến ợ chua ợ nóng hay đau rát vùng ngực và cổ gây không ít rắc rối cho người bệnh mắc phải chứng viêm loét dạ dày. Nếu thấy các triệu chứng này xuất hiện với cường độ và tần suất cao thì cần đi kiểm tra hệ tiêu hóa của mình.

5 dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày

- Ăn không ngon miệng:

Ăn không ngon hay chán ăn, không muốn ăn đều là biểu hiện bệnh lý viêm loét dạ dày mà hầu hết bệnh nhân nào cũng gặp phải. Biểu hiện này xảy ra là do ảnh hưởng của các triệu chứng nôn hay buồn nôn, ợ chua, ợ hơi,.... khiến cơ thể mệt mỏi. Tạo cảm giác đắng miệng, mất vị giác, không muốn ăn. Bên cạnh đó có các biểu hiện này cũng tác động đến tâm lý của người bệnh khiến họ sợ ăn. Nếu triệu chứng này kéo dài có thể dẫn đến giảm cân và suy nhược cơ thể.

- Ợ hơi, ợ chua

Loét dạ dày dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Lúc này, chức năng hoạt động của dạ dày kém dần đi dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hóa gây đầy hơi, chướng bụng. Thay vì hơi được tống ra ngoài theo đường hậu môn thì chúng bị tích tụ trong dày và dưới áp lực của cơ bụng, hơi được đẩy trào lên theo ống thực quản. Cùng với quá trình ợ hơi, dịch axit được điều tiết ra nhiều cũng theo đó thoát ra ngoài tạo cảm giác chua miệng. Triệu chứng viêm dạ dày gây ợ chua, ợ hơi cũng có thể là triệu chứng trào ngược dạ dày, bởi thế bạn nên kiểm tra để biết rõ hơn.

Biện pháp tránh nguy cơ tái phát viêm loét dạ dày.

  • Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

  • Bệnh nhân thực hiện theo một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học: không ăn các chất chua, cay và hạn chế sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có gas, không hút thuốc lá.

  • Tránh căng thẳng thần kinh, lo lắng kéo dài.

  • Tập thể dục đều đặn

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt và ăn uống

Điều trị viêm loét dạ dày là một hành trình dài hơi nên người bệnh cần phối hợp tốt với bác sĩ, có một chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học để chữa bệnh triệt để, giảm nguy cơ tái phát. 

Để được tư vấn miễn phí các bệnh về tiêu hóa và đặt lịch khám với giáo sư đầu ngành về các bệnh lý tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900599858Hotline 0915 850 770

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat