Đăng ký khám


Phân biệt các loại sỏi tiết niệu: Nguyên nhân và triệu chứng

Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn được hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Dựa vào vị trí của viên sỏi trên hệ tiết niệu, có thể phân thành 4 loại sỏi chính: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn được hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Chúng có thể gây đau, buồn nôn và nôn, tiểu ra máu và gây sốt rét vì nhiễm trùng thứ phát. Đa phần chúng bắt đầu hình thành từ thận, di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra ngoài nên nhiều người quen gọi là sỏi thận.

Khi hệ tiết niệu bắt đầu hiện tượng lắng và kết tinh sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ thường đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài. Tại một vị trí nào đó trên đường niệu, tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn.

Tại đây, sỏi kích thước lớn dần, có thể làm cản trở dòng lưu thông của nước tiểu dẫn tới ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phần trên vị trí tắc nghẽn. Chính tại vị trí này, sẽ xảy ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh và hình thành thêm các loại sỏi khác nhau… phá hủy dần dần cấu trúc thận.

Dựa vào vị trí của viên sỏi trên hệ tiết niệu mà người ta cũng có thể gọi tên hoặc phân loại sỏi:

  • Sỏi thận: đây là sỏi tiết niệu nằm ở thận, bao gồm sỏi đài thận và sỏi bể thận.

  • Sỏi niệu quản: do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu.

  • Sỏi bàng quang: 80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bàng quang, niệu đạo

  • Sỏi niệu đạo: khi sỏi theo dòng nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo, bị mắc kẹt tại đây

Sỏi thận

Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Nguyên nhân hình thành sỏi thận có thể kể đến như:

  • Uống không đủ nước dẫn đến tình trạng nước tiểu cô đặc

  • Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi

  • Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ

  • Nằm một chỗ một thời gian dài

  • Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại

  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophylline, vitamin D, vitamin C...

Triệu chứng sỏi thận

Bệnh sỏi thận có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu xảy ra.

  • Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi

  • Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu

  • Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được

  • Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu

  • Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn

  • Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản hiếm gặp hơn so với sỏi thận. Mặc dù sỏi niệu quản là bệnh dễ xác định nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng của thận ở giai đoạn sớm. Sỏi được hình thành ở thận và di chuyển xuống niệu quản, rồi dừng lại ở các vị trí hẹp tự nhiên của niệu quản. Đa phần sỏi niệu quản có kích thước chiều ngang nhỏ hơn 5mm so với niệu quản, sẽ theo dòng nước tiểu đi xuống niệu quản một cách tự nhiên.

Có hai loại sỏi niệu quản:

  • Sỏi cơ thể (sỏi nguyên phát): Do sự rối loạn sinh hóa trong cơ thể sinh ra;

  • Sỏi cơ quan (sỏi thứ phát): Do đường bài tiết bị tắc nghẽn dẫn đến ứ đọng nước tiểu gây ra sỏi.

Triệu chứng sỏi niệu quản

  • Đau âm ỉ vùng hố thắt lưng: Đau vùng lưng lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản. Triệu chứng này gặp trong trường hợp sỏi nhỏ.

  • Đau quặn thận: Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với biểu hiện đau đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục. Thời gian đau có thể kéo dài theo hàng phút, hàng giờ, có thể thuyên giảm các cơn đau khi dùng thuốc giảm đau.

  • Tiểu buốt, tiểu đau hoặc khó chịu mỗi lần đi tiểu. Tiểu rắt tăng tần suất một cách rõ rệt, nước tiểu ít, cảm giác mót tiểu ngay cả khi vừa mới đi xong.

  • Nước tiểu có màu sắc bất thường như màu hồng, màu đỏ, nâu sẫm,… do viên sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc gây chảy máu.

  • Đi tiểu đục, ra mủ trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kèm các biểu hiện khác như: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa,…

  • Đi tiểu ra sỏi ít gặp nhưng có giá trị chẩn đoán

Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang được hình thành do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh lại với nhau. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị sỏi bàng quang là do sỏi thận từ trên di chuyển xuống. Đôi khi, trong bàng quang chỉ có duy nhất 1 viên sỏi theo thời gian phát triển lớn dần nhưng cũng có những trường hợp, một nhóm các loại sỏi khác nhau cùng tồn tại.

Triệu chứng sỏi bàng quang

Trong giai đoạn đầu khi sỏi kích thước còn nhỏ, người bệnh sẽ không gặp bất cứ triệu chứng nào, tuy nhiên những viên sỏi này có thể lớn dần theo thời gian và gây ra những biểu hiện khó chịu như:

  • Đái ngắt – ngừng: Người bệnh đang đi tiểu bỗng nhiên ngưng lại, cảm giác đau ở dương vật (nam giới) nhưng khi thay đổi tư thế lại có thể tiểu bình thường. Ở bé trai có thể gặp “dấu hiệu bàn tay khai” do trẻ đưa tay bóp dương vật khi đi tiểu bị đau

  • Đái rắt (tiểu rắt): Xảy ra chủ yếu vào ban ngày do người bệnh vận động nhiều, sỏi di chuyển gây kích thích bàng quang

  • Đau vùng bụng dưới, lan xuống cơ quan sinh dục

  • Nước tiểu đục hoặc có màu tối bất thường

  • Tiểu ra máu, tiểu buốt ở cuối bãi

  • Tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là khi vận động mạnh hoặc về đêm

Sỏi kẹt niệu đạo

Sỏi niệu đạo là các tinh thể cứng nằm trong ống niệu đạo, ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu ra ngoài cơ thể. Sỏi niệu đạo được tạo thành do các phân tử muối và khoáng chất lắng đọng và kết tinh với nhau trong ống niệu đạo hoặc chính là sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống và mắc kẹt ở niệu đạo.

Sỏi niệu đạo thường gặp ở nam giới do niệu đạo nam dài hơn nhiều so với nữ, các vị trí thường gặp: xoang tuyến tiền liệt, hố thuyền niệu đạo... Sỏi niệu đạo gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc, nhiễm trùng nước tiểu. Trường hợp nặng bệnh còn dẫn đến ung thư.

Triệu chứng sỏi kẹt niệu đạo

Tùy kích thước, vị trí, độ cứng của sỏi niệu đạo mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu sau đây:

  • Đái khó, đái ngắt quãng, đái buốt, đái sót, đái có máu ở cuối bãi do sỏi làm bít tắc đường tiểu.

  • Đau quặn hoặc đau từng cơn lan tỏa ở khu vực bộ phận sinh dục hoặc tầng sinh môn. Khi đường tiểu bị tắc hoàn toàn thì còn có thể xuất hiện cơn đau quặn thận.

  • Nước tiểu đục, hôi thối, kèm theo sốt do sỏi làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi gây viêm đường tiết niệu.

  • Sỏi niệu đạo chỉ xuất hiện đơn lẻ từng viên và thường có hình thoi.

  • Có đến 2/3 các trường hợp bị sỏi ở niệu đạo trước và chỉ 1/3 trường hợp sỏi ở niệu đạo sau (chủ yếu ở đoạn hẹp như hố thuyền niệu đạo, hành niệu đạo, gốc dương vật, xoang tuyến tiền liệt).

  • Đoạn niệu đạo nằm ngay trên viên sỏi thường bị giãn rộng hơn do nước tiểu ứ đọng lại. Tại nơi viên sỏi mắc kẹt, niệu đạo dễ bị tổn thương khiến vi khuẩn sinh sôi và gây sưng viêm, khiến niêm mạc và các lớp cơ và dày lên, càng làm hẹp thêm lòng ống niệu đạo.

Để đặt lịch khám các bệnh lý liên quan tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, vui lòng liên hệ hotline 1900 599 858 hoặc 091 585 0770 để được tư vấn và đặt lịch trong thời gian sớm nhất.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat