icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

24/03/2021

Tim thai yếu nên ăn gì và cách phòng tránh mẹ bầu cần nên biết

Tim thai yếu nên ăn gì để có 1 thai kỳ khỏe mạnh là điều mà mẹ bầu luôn quan tâm và muốn biết. Tim thai yếu là điều hết sức nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Điều này làm cho các mẹ bầu cảm thấy lo lắng và bất an. Vậy tim thai yếu nên ăn gì và làm thế nào để thai kỳ khỏe mạnh.

1. Nhận biết dấu hiệu tim thai yếu:

Nhịp tim thai thường sẽ dao động trong khoảng 140 - 160 nhịp/ phút. Nếu thai nhi hoạt động nhiều trong bụng mẹ thì nhịp tim có thể lên 180 nhịp/phút. Khi thai nhi phát triển càng lớn thì nhịp tim thai sẽ giảm dần vào các giai đoạn cuối thai kỳ. Tuần thứ 14 nhịp tim là khoảng 150 nhịp/phút, tuần 20 là 140 nhịp/phút và đến những tháng cuối là 130 nhịp/phút.Nếu nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút thì được coi là tim thai yếu.

Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể:

  • Bất thường về nhau thai

  • Bà bầu bị huyết áp thấp

  • Khả năng lưu thông máu đến tử cung kém

  • Vỡ tử cung

  • Dị tật thai nhi: dị tật thần kinh hoặc dị tật tim thai

Tùy thuộc nguyên nhân và tuổi thai, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Bạn có thể được đề nghị thực hiện siêu âm tim thai để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch của thai nhi. Với những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

dấu hiệu tim thai yếu
Mẹ thận trọng lưu ý với dấu hiệu tim thai yếu

2. Tim thai yếu nên ăn gì để thai kỳ được khỏe mạnh

Hầu hết các trường hợp tim thai yếu thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn cơ thể mẹ có những thay đổi sinh lý để thích nghi với việc mang thai và cũng là thời điểm quan trọng cho sự phát triển thần kinh não bộ của thai nhi. Các mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách lựa chọn một số loại thực phẩm, bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày của mình.

  • Bổ sung canxi

Canxi có nhiều trong hải sản tôm cua ghẹ, rau xanh và đậu đỗ, trứng, sữa giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt, khả năng đông máu bình thường cho mẹ hình thành hệ xương vững chắc cho thai nhi. Nếu thiếu canxi thì mẹ bầu sẽ dễ bị chuột rút, đau nhức cơ xương, trẻ sinh ra dễ bị còi xương và thấp lùn.

  • Bổ sung thêm sắt:

Sắt có nhiều trong các loại thịt bò, cá hồi, gan, cật và các loại hạt ngũ cốc giúp tăng lượng máu trong cơ thể, kích thích lưu thông máu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai khỏe mạnh? Nếu mẹ bầu bị thiếu máu sẽ làm giảm khả năng co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng dự trữ sắt của bé trong 6 tháng đầu khi chào đời. Bởi vậy, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

chế độ dinh dưỡng cung cấp sắt
Fe - thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng dành cho thai kỳ khỏe mạnh

  • Chất đạm:

Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt gia cầm, trứng, sữa,... thường giàu năng lượng và dễ hấp thu. Tim thai yếu nên ăn gì tốt cho thai nhi? Ngoài 3 bữa chính thì mẹ bầu có thể ăn thêm bữa phụ để bổ sung năng lượng, giúp cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của tế bào mô thai, kích thích tuyến vú và tử cung phát triển trong cả thai kỳ. 

  • Bổ sung axit folic (vitamin B9)

 Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh như rau muống, cải xanh, súp lơ, bó xôi, ngũ cốc, thịt gia cầm, gan, tim động vật… Việc bổ sung axit folic sẽ giảm được nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ mà mẹ bầu nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.

  • Bổ sung tinh bột

 Tinh bột là loại dưỡng chất thiết yếu để bổ sung năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày của mẹ. Ngoài cơm, mẹ có thể bổ sung thêm bánh mỳ, bún, phở để thay đổi khẩu vị và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

  • Bổ sung vitamin D

 Ngay từ lúc trong bụng mẹ, bé cần được bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D để phát hiện hệ xương và hình thành răng sữa. Vậy nên ngoài việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, mẹ nên chú ý phơi nắng buổi sáng trước 8h khoang 10 phút mỗi ngày để tăng cường vitamin D và hấp thụ canxi một cách tối ưu.

  • Vitamin C:

 Vitamin C là một loại khoáng chất rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là các mẹ bầu. Đây là hợp chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ẹm tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch khi mang thai, chống lại bệnh tật rất tốt. Vitamin C có nhiều trong hoa quả trái cây tươi, rau xanh giúp hỗ trợ phát triển hệ xương vững chắc, cơ và mạch máu cho tế bào thai, tạo sự bền chắc cho nhau thai.

Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong bữa ăn chính và phụ hàng ngày. Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe khi tim thai yếu thì mẹ bầu cũng nên chú ý tránh xa một số loại thực phẩm không có lợi như: rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga... không có lợi cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt...Các loại thực phẩm kích thích co bóp tử cung: rau ngót, ngải cứu, rau chùm ngây... đều không tốt cho mẹ bầu, nếu tim thai yếu sẽ dẫn đến sảy thai. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, mẹ bầu cũng không nên làm việc quá nặng, vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Mẹ bầu cũng nên có kế hoạch sức khỏe định kỳ và sử dụng thiết bị theo dõi tim thai tại nhà để có thể kiểm tra nhịp đập tim thai một cách thường xuyên.

3.    Phương pháp phòng ngừa tim thai yếu cho mẹ bầu:

Hầu như không thể ngăn chặn được 100% nguy cơ dị tật tim cũng như các vấn đề dẫn đến tim thai yếu khác. Mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề sau có thể giảm thiểu được tối đa có vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với thai nhi:

  • Tiêm phòng trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ, đặc biệt là a-xít folic. Nghiên cứu cho thấy, tăng cường bổ sung folic trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến tủy sống và não. Tim thai yếu cũng có thể xuất phát từ các khiếm khuyết thần kinh.

  • Không sử dụng thuốc bừa bãi. Nếu muốn sử dụng bất kỳ thuốc gì khi mang thai, kể cả thuốc bổ sung vitamin, bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

mẹ bầu tập thể dục
Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, bà bầu tập thể dục thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh tim mạch ở trẻ.

  • Từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe mẹ và bé như hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với các loại chất gây nghiện hay hóa chất độc hại…

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: nhiều nghiên cứu đã cho thấy tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim thai nhi.

Tất cả các mẹ bầu đến khám và theo dõi thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn sẽ được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, đồng thời các bác sĩ chuyên khoa sản giàu kinh nghiệm trực tiếp theo dõi và đưa ra những tư vấn kịp thời, chính xác cho thai phụ, đảm bảo cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Để được tư vấn các dịch vụ Thai sản trọn gói, các mẹ bầu vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770

 
zalo
Thông Báo
Đóng