icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

15/12/2020

Tiểu không tự chủ sau sinh: nguyên nhân và triệu chứng

Sau khi em bé chào đời, mẹ thường đối mặt với rất nhiều điều như khó có thể có một giấc ngủ đầy đủ, nhiều sữa về hay bao giờ thì có thể quan hệ tình dục trở lại. Trong đó, có cả  việc đi tiểu không tự chủ (són tiểu) sau sinh. Nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng tiểu không tự chủ sau sinh là như nào?

1. Tiểu không tự chủ sau sinh là gì?

Mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu với tình trạng tiểu không tự chủ khiến nhiều chị em rất lo lắng, nhất là giai đoạn sau sinh. Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu hoặc không kiểm soát được việc phóng thích nước tiểu. Có khi nước tiểu chỉ rò rỉ vài giọt, nhưng cũng có thể nhiều hơn trong một số trường hợp khiến bàng quang hoàn toàn trống rỗng.

Theo nhiều nghiên cứu thống kê thì có tới 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 55(độ tuổi sinh sản ở nữ giới) bị mắc chứng tiểu không tự chủ. Khoảng 30-35% số này không có khả năng không kiềm chế được tiểu tiện ở mức độ nghiêm trọng. Mặc dù tiểu không tự chủ là chứng bệnh phổ biến, nhưng tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh cũng không phải dấu hiệu của bệnh lý thực sự. Cũng giống như hiện tượng tiểu không tự chủ ở người già, tiểu không tự chủ ở trẻ em dưới 5 tuổi hay ở phụ nữ mang thai. Tiểu không tự chủ ở những đối tượng này được hiểu như là diễn biến tất yếu khi cơ thể có sự thay đổi.

Mức độ tình trạng tiểu không tự chủ sẽ gia tăng theo độ tuổi và những người từng mắc bệnh tiểu không tự chủ sẽ trở nên trầm trọng hơn về già. Đó là chưa kể đến không tự chủ chính là những biểu hiện bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể.

tiểu không tự chủ sau sinh
Tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh các mẹ thường mắc phải (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân tiểu không tự chủ sau sinh: 

Mang thai có thể thay đổi khả năng kiểm soát nước tiểu đối với một phần ba đến một nửa số phụ nữ đã sinh con. Vì vậy, nếu mẹ đang phải “vật lộn” với việc rò rỉ nước tiểu thì mẹ chắc chắn không phải là “cô đơn”. 

Nguyên nhân việc đi tiểu không tự chủ là do bàng quang hoạt động quá mức. Nếu mẹ thấy mình vội vã vào phòng vệ sinh vài lần mỗi giờ mặt dù bàng quang của mẹ gần như trống rỗng, thì đây chính là dấu hiệu của việc đi tiểu không tự chủ. Có một số loại tiểu không tự chủ. Một số trong số đó là tạm thời và một số là kéo dài.

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ tạm thời:

  • Tiêu thụ một lượng lớn Vitamin C

  • Tiêu thụ một lượng lớn caffeine, caffeine hoặc đồ uống có đường

  • Dùng một số loại thuốc giãn cơ hoặc thuốc huyết áp

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu không tự chủ kéo dài:

  • Mang thai

  • Sinh con

  • Cắt tử cung

  • Mãn kinh

  • Rối loạn thần kinh

3. Triệu chứng tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh ra sao?

Các triệu chứng chứng tỏ phụ nữ sau sinh bị mắc chứng tiểu són: 

  • Tiểu nhiều ban đêm

  • Rò rỉ nước tiểu hoặc phóng thích nước tiểu mỗi khi ho, hắt hơi, cười lớn khi vận động mạnh, thay đổi tư thế 

  • Són tiểu nhiều khi quan hệ

  • Tiểu nhiều lần trong ngày

  • Phải rặn khi đi tiểu nhưng nhiều khi quần ẩm ướt mà không biết

  • Mỗi khi đi tiểu thấy đau, rát. Hay các biểu hiện khó chịu, đau ở vùng kín, đau bụng dưới, thắt lưng có thể tiểu cả ra máu.


Đau ở vùng kín, đau bụng dưới - những biểu hiện của tiểu không tự chủ sau sinh

4. Tiểu không tự chủ sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Đối với mẹ, chứng tiểu tiện sau sinh sẽ chấm dứt hoặc giảm dần trong vài tuần sau khi sinh. Trong khi đối với những một số trường hợp khác thì có thể tồn tại ở các mức độ khác nhau trong vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Một số người tiếp tục mắc chứng tiểu không tự chủ sau nhiều năm bởi vì tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở những người nhiều tuổi. Phụ nữ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc tình trạng này.

5. Phương pháp điều trị tiểu không tự chủ sau sinh?

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ thường khuyên sản phụ nên bắt đầu bằng cách tập Kegel thường xuyên và biến chứng thành thói quen suốt đời. Khi được thực hiện chính xác và thường xuyên, những bài tập này có thể củng cố cơ sàn chậu và giúp sản phụ kiểm soát bàng quang tốt hơn. Với trường hợp sản phụ bị béo phì khi đang mang thai, hoặc nếu tăng cân nhiều hơn so với khuyến cáo, các bài tập này có thể giúp giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục.

Bạn có thể:

  • Mang băng vệ sinh để bảo vệ quần áo không bị ẩm ướt

  • Hãy thử bắt chéo chân và siết chặt cơ xương chậu khi cảm thấy hắt hơi hoặc ho.

  • Hạn chế uống rượu và cafein. (Có một số bằng chứng cho thấy tiêu thụ ít caffeine có thể giúp ích.)

Nếu sản phụ tiếp tục bị mất kiểm soát việc đi tiểu trong hơn một tháng sau khi thực hiện các bài tập Kegel thường xuyên, nên nhận sự hỗ trợ từ một nhà trị liệu vật lý phục hồi sàn chậu. Nếu tập luyện cơ sàn chậu không giúp ích gì, có thể muốn xem xét các phương pháp điều trị có thể khác, chẳng hạn như dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tham khảo với bác sĩ về phương pháp điều trị để tìm ra lựa chọn phù hợp với sản phụ. Người bệnh không nên để bàng quang đầy nước tiểu, khi cảm thấy buồn tiểu nên đi tiểu ngay nhằm mục đích hạn chế và sớm phục hồi tình trạng tiểu không tự chủ. Khi bị tiểu không tự chủ, sản phụ có thể luyện tập bằng cách: Khi hít vào thì co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ. Người bệnh nên đi khám nếu vẫn bị tiểu không tự chủ tiểu kéo dài sau sinh. Bệnh vẫn không thuyên giảm, kéo dài sau khi thực hiện luyện tập theo chỉ dẫn của bác sĩ, phẫu thuật là một sự lựa chọn hữu ích cho bạn. Phẫu thuật đặt miếng nâng đỡ niệu đạo chỗ cơ thắt kiểm soát đi tiểu là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp phẫu thuật này không gây đau cho người bệnh. Sau khi phẫu thuật, khoảng 90% phụ nữ khỏi bệnh hoàn toàn.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa bệnh viện bảo sơn
Đội ngũ chuyên gia bệnh viện Bảo Sơn đến từ bệnh viện phụ sản Trung ương và phụ sản Hà Nội

Qua những thông tin đã được tổng hợp, mong rằng các mẹ giải đáp thắc mắc về tiểu không tự chủ sau sinh? Hi vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai và sau sinh được hiệu quả và dễ dàng. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện Bảo Sơn và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

 
zalo
Thông Báo
Đóng