icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

27/04/2021

Tại sao viêm loét dạ dày thường bị tái phát?

Viêm loét dạ dày là bệnh khá phổ biến hiện nay và thường có những biểu hiện tương tự với các bệnh tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người còn chủ quan mà không biết rằng, viêm loét dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh dễ tái phát khiến cho việc điều trị càng khó khăn.

1. Viêm loét dạ dày như thế nào?

Viêm loét dạ dày là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ - tấn công niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của sự rối loạn này đến từ việc nhiễm khuẩn Helicobacter pylori(HP), tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài, lạm dụng thuốc là và rượu bia làm tăng axit dịch vị trong dạ dày.

Lúc đó, vi khuẩn Helicobacter pylori HP, axit dịch vị và men tiêu hóa tăng mạnh, vượt qua lớp dịch nhầy bảo vệ dạ dày để tấn công lớp niêm mạc dạ dày. Các tế bào dạ dày bị tổn thương, hoại tử và hình thành các ổ viêm xung huyết, viêm trợt. Nếu không được điều trị, các ổ viêm này có thể phát triển thành tổn thương dạng viêm loét lan rộng và sâu, rất khó điều trị hoặc không thể điều trị dứt điểm.

Bệnh viêm loét dạ dày được đánh giá là có nguy cơ tái phát cao. Bởi thế, việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Cuối cùng, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày,...

viêm loét dạ dày
Hình ảnh minh họa viêm loét dạ dày

2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tái phát

2.1. Tái nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori HP

Có đến tới 80% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori HP. Nếu sau khi điều trị khỏi bệnh. Nếu sau khi điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân bị tái nhiễm vi khuẩn Helicobacter HP thì viêm loét dạ dày sẽ dễ bị tái phát. Các nguyên nhân gây tái nhiễm HP gồm"

  • Lây nhiễm HP do điều kiện vệ sinh kém: vi khuẩn HP có thể theo phân ra ngoài môi trường. Với người có thói quen ăn rau sống, không rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập, gây hiện tượng bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại nhiều lần.

  • Lấy nhiễm HP do thói quen ăn chung, uống chung: vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao qua đường miệng - miệng. Chúng tồn tại trong thức ăn, nước uống, khoang miệng của người mang mầm bệnh. Khi HP đã đi vào cơ thể, nguy cơ tái phát viêm loét dạ dày là rất cao.

2.2. Bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị

Hầu hết người bệnh viêm loét dạ dày thường không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, hay bỏ dở giữa chừng khi thấy triệu chứng có phần thuyên giảm hoặc tự ý mua kháng sinh để điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng thuốc kháng sinh không đúng phác đồ thì có thể khiến vết loét dạ dày nặng hơn, vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh, dẫn tới khó điều trị dứt điểm và khiến bệnh dễ tái phát.

2.3. Do chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học:

Không tuân thủ điều trị không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bệnh dạ dày tái phát. Thực tế, nhiều người bị tái nhiễm viêm loét dạ dày sau khi đã được điều trị làm liền vết loét thành công. Nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, khoa học.

viêm loét dạ dày nên và không nên ăn gì

Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày. Thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày, hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa có lợi cho tiêu hóa.

2.4. Điều kiện vệ sinh kém:

Vi khuẩn HP không chỉ có trong dạ dày người bệnh mà còn theo phân ra ngoài môi trường. Thói quen không rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập và gây bệnh, khiến bệnh tái phát nhiều lần.

3. Biện pháp tránh nguy cơ tái phát viêm loét dạ dày.

- Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

- Bệnh nhân thực hiện theo một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học: không ăn các chất chua, cay và hạn chế sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có gas, không hút thuốc lá.

- Tránh căng thẳng thần kinh, lo lắng kéo dài.

- Tập thể dục đều đặn

- Giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt và ăn uống

Điều trị viêm loét dạ dày là một hành trình dài hơi nên người bệnh cần phối hợp tốt với bác sĩ, có một chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học để chữa bệnh triệt để, giảm nguy cơ tái phát. 

Để được tư vấn miễn phí các bệnh về tiêu hóa và đặt lịch khám với giáo sư đầu ngành về các bệnh lý tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900599858 và Hotline 0915 850 770

 
zalo
Thông Báo
Đóng