icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

29/07/2021

Rối loạn tiền đình có chữa dứt điểm được không?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành có nguy cơ mắc cao hơn. Nếu không điều trị rối loạn tiền đình sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của bệnh.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm tính mạng?

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, có nhiệm vụ duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người thì tiền đình sẽ nghiêng lắc theo động tác này để giữ tư thể thăng bằng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiền đình, cơ thể sẽ bị mất thăng bằng, khiến người bệnh hay bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng lảo đảo…

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết, nhưng cũng có thể kéo dài và tái phát nhiều lần. Bệnh không những ảnh hưởng đến công việc mà có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn có bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gia tăng nguy cơ đột quỵ do máu lên não kém.

Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác… Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị liệu tốt nhất nếu bạn bị rối loạn tiền đình.

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình chính là chóng mặt kèm theo hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không tập trung và mau quên. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu nguyên nhân gây bệnh do tăng huyết áp) hoặc huyết áp thấp (trong trường hợp bệnh hình thành do huyết áp thấp),... Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,...

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đi khám rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,... Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước hết người bệnh cần được xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:

  • Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,... gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém

  • Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn

  • Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,...

  • Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan

  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình

  • Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,... cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng - lạnh đột ngột), ít vận động,...

Rối loạn tiền đình chữa được dứt điểm không?

Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát nếu bạn thực hiện điều trị đúng, tích cực theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên:

  • Thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não.

  • Đối với người cao tuổi khi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột thì nên đưa đi viện gấp. Đồng thời, người bệnh nên tích trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như tăng huyết áp, tăng mỡ máu.

  • Người bệnh bị mỡ máu, xơ vữa động mạch thì cần chú ý ăn uống, kiêng khem.

  • Để hạn chế bị rối loạn tiền đình, thì bạn có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây:

  • Thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh lý và có phương pháp điều trị, phòng ngừa đúng cách và kịp thời

  • Giảm trạng thái căng thẳng tinh thần, thư giãn trước và sau những giờ làm việc mệt mỏi, kéo dài. Tập thể dục hằng ngày giúp giảm căng thẳng, nên duy trì 20 - 30 phút mỗi ngày và tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga…

Dù ở lứa tuổi nào cũng đừng nên bỏ qua các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình mà chủ quan không điều trị kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về bệnh rối loạn tiền đình nói riêng và các bệnh lý thần kinh nói chung, liên hệ ngay hotline 1900 599 858 hoặc 091 585 0770 để đặt lịch thăm khám và kết nối với các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn.

 
zalo
Thông Báo
Đóng