18/06/2020
Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì bạn gái đã bắt đầu có kinh nguyệt nhưng 70% có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt khiến các bạn gái rất lo lắng, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Vậy nguyên nhân tại sao và giải pháp nào giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì ra sao?
1. Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là như thế nào?
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng rất thường gặp ở nữ giới, nhất là ở các bạn gái đang trong tuổi dậy thì. Hiểu đơn giản rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng kỳ kinh không đều, lúc dài lúc ngắn, lúc nhiều lúc ít. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng thường đi kèm với các triệu chứng như đau bụng kinh, chướng bụng, mệt mỏi trong kỳ kinh.
Khi gặp phải hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Lo lắng cũng chính là nguyên nhân khiến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thêm trầm trọng đó. Hầu hết các bạn gái trong tuổi dậy thì đều gặp phải tình trạng này, chu kỳ kinh vẫn chưa đều như phụ nữ trưởng thành được.
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì bạn cũng không nên quá lo lắng(Ảnh: Internet)
2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Ngoài yếu tố nội tiết thì rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể xảy ra do 1 số nguyên nhân phổ biến:
-
Rối loạn nội tiết tố: nguyên nhân do nội tiết tố nữ estrogen hoặc progesterone chưa ổn định từ đó gây nên ảnh hưởng đến thời gian và ngày hành kinh của phái nữ.
-
Rối loạn tâm lý: tâm lý ở độ tuổi dậy thì thường bị xáo trộn với những cảm xúc “mới lớn” hoặc do lo lắng, áp lực từ việc học tập
-
Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý: một số trường hợp có chế độ ăn uống không đều, không khoa học: nhịn ăn, bỏ bữa…. sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu chất và ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học
-
Viêm nhiễm phụ khoa tuổi dậy thì: các bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất thấp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Một số bạn gái bị viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về tử cung, buồng trứng, bệnh xã hội… sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, vô sinh hay rong kinh kéo dài.
-
Sử dụng thuốc tránh thai: Nữ giới lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc dùng thuốc tránh thai hằng ngày trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt rối loạn. Vì lúc này, thuốc làm ức chế và tiết ra chất ovestrin tuyến yên, gây tắc kinh, bế kinh kéo dài.
3. Điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Trước hết để phòng tránh chứng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì, các bạn gái nên giữ cho tinh thần mình được thoải mái bằng một số hoạt động lành mạnh như thể dục, thể thao, tham gia vào các hoạt động tập thể… Bạn nên cân đối thời gian học tập, tránh thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngủ nghỉ đúng giờ cũng là một trong những biện pháp hiệu quả giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Ngoài nghỉ ngơi thì phụ huynh cũng cần lưu ý cho các em ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như thịt, cá, trứng, sữa... rau và hoa quả. Ở tuổi này, đa phần các bạn gái rất thích ăn đồ ăn nhanh nhưng lưu ý cần hạn chế các thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo bởi vì đó cũng là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt rối loạn.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không ít nhiều đến rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì(Ảnh: Internet)
Bữa ăn hằng ngày của chúng ta không chắc đã cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Vì vậy gần đến chu kỳ kinh nguyệt bạn gái nên uống sắt bổ sung để tránh đau bụng kinh, cơ thể mệt mỏi, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nên uống sắt dạng hữu cơ giúp cho cơ thể dễ hấp thu hơn, tránh được hiện tượng táo bón. Ngoài uống sắt bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều sắt.
4. Khi nào cần lo lắng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Chúng ta đều biết rằng kinh nguyệt rối loạn ở tuổi dậy thì là điều bình thường. Tuy nhiên sau khoảng 3 năm kể từ ngày có kinh chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định. Nếu như kinh nguyệt của bạn vẫn bất thường thì có thể có một số vấn đề nào đó, bạn cần điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Đau bụng kéo dài - biểu hiện bất thường về rối loạn kinh nguyệt(Ảnh: Internet)
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ có một số biện pháp như cho bạn uống thuốc điều chỉnh hormone để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Bạn gái cũng nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu như có quan hệ tình dục không an toàn mà bị lỡ kỳ kinh nhé. Hoặc khi kỳ kinh kéo dài quá lâu trên 8 ngày kèm những cơn đau bụng dữ dội đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm nào đó.
Các phụ huynh khi thấy các con đang ở độ tuổi dậy thì mà có những biểu hiện bất thường về rối loạn kinh nguyệt nên thăm khám ngay bác sĩ chuyên khoa phụ sản, theo dõi tình hình bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, điều trị dứt điểm của bệnh. Để đặt lịch và thăm khám tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.