icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

17/09/2020

Nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị trào ngược dạ dày

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh trào ngược dạ dày đang có xu hướng tăng lên hàng ngày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc bệnh này rất nhiều. Trong đó có chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân chính. Cách nào thì cải thiện được tình trạng này.

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi chúng ta ăn uống và đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra để thức ăn di chuyển xuống dạ dày ( Bao Tử ), rồi sau đó tự động đóng kín lại để thức ăn và axit dịch vị dạ dày không trào ngược lên. Tuy nhiên, có những khi, dịch axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây tổn thương cho các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,... Tình trạng đó được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

trào ngược dạ dày là gì

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản:

2.1. Nguyên nhân do thực quản:

- Suy cơ thắt dưới thực quản:

Cơ thắt dưới thực quản là bộ phận cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Bình thường cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuôi, sau đó sẽ có thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhầy thực quản với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa axit của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày, khi bị suy cơ thắt dưới thực quả sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Các yếu tố gây suy cơ thắt thực quản: rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt(hút thuốc lá...),....

- Thoát vị hoành:

Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm phân chia khoang ngực và bụng. Khi cơ hoành làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày. Khi bị thoát vị hoành, một phần dạ dày chi lên cơ hoành. Lúc này dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra trào ngược.

trào ngược dạ dày thực quản

2.2. Nguyên nhân tại dạ dày:

  • Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày: viêm dạ dày, hẹp môn vị.... làm cho các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.

  • Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: ho, hắt hơi hoặc gắng sức cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

2.3. Một số nguyên nhân khác:

- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit (cam, chanh...) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán... gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.

- Stress làm tăng tiết cortisol: Cortisol làm tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Stress làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.

- Béo phì: Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, vì thế axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.

- Những yếu tố bẩm sinh: Cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay có thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn... Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ,  triệu chứng sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.

3. Thực phẩm phù hợp với người trào ngược dạ dày thực quản:

  • Bánh mỳ, bột yến mạch:

Đây là lựa chọn nên ăn hàng đầu cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày, đặc biệt khi người bệnh bị đói. Cả bột yến mạch và bánh mỳ đều có khả năng “hút” bớt lượng acid dư thừa có trong dạ dày nên có thể giúp giảm nhanh hiện tượng ợ nóng, đau rát. Bột yến mạch còn có thể nấu thành các món súp, cháo, hoặc trộn với sữa, làm bánh.

  • Các loại đỗ đậu

Các loại đậu đỗ giàu chất xơ, chứa các amino axit cần thiết dùng rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.

Tuy nhiên, một số đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh… chứa carbohydrat phức hợp có thể gây hiện tượng đầy hơi. Trước khi chế biến các loại đậu này, bạn nên ngâm qua đêm các hạt đậu khô để làm mềm hạt và chỉ ăn từng lượng nhỏ để cơ thể thích nghi dần.

trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì

  • Kẹo cao su

Kẹo cao su giúp bạn làm dịu cơn đau nhanh chóng. Bởi việc nhai kẹo cao su kích thích sản xuất nước bọt có tính kiềm, có tác dụng làm dịu cơn đau trên niêm mạc thực quản và đẩy axit xuống dạ dày.

Tuy nhiên, không nên ăn các loại kẹo cao su bạc hà, bởi bạc hà có thể làm ảnh hưởng không tốt tới cơ thắt thực quản dưới.

  • Các loại đạm dễ tiêu

Đạm dễ tiêu tốt cho người trào ngược là thịt thăn lợn, tim lợn, thịt lưỡi lợn, và thịt ngan.

Người bệnh nên tránh ăn nhiều thịt vịt và thịt gà. Thịt vịt mang tính hàn lạnh, thịt gà tính nóng đều không tốt.

  • Gừng

Là một trong những thực phẩm rất tốt cho bệnh trào ngược axit dạ dày, bởi gừng có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp vết thương nhanh liền.

4. Thực phẩm không nên ăn khi bị trào ngược dạ dày:

- Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ chiên, rán nhiều mỡ… nếu bữa ăn càng có nhiều chất béo thì việc tiêu hóa càng chậm và khó khăn hơn.

Khó tiêu sẽ dẫn đến trứng bụng, tăng áp lực cho dạ dày, do đó cũng tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản.

- Cà phê, thuốc lá, bia rượu

Bệnh nhân cần tránh các đồ uống có cồn, kích thích như: cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein… những đồ uống này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày. Đồ uống có ga như nước coca, sô đa… cũng cần tránh bởi vì những đồ uống này sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày thực quản. Đặc biệt, rượu, bia và những đồ uống có pha rượu đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản. Khi dạ dày đang đói mà bạn uống các đồ uống này thì sẽ rất hại cho cơ thắt. Bên cạnh đó, sữa và sôcôla chứa nhiều chất béo, protein và canxi, nên người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng.

hạn chế uống rượu bia khi bị trào ngược dạ dày

- Hoa quả chứa nhiều axit

Trái cây rất tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất, nhưng đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày - thực quản cần hạn chế ăn các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi… vì các loại hoa quả này thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Kể cả nước ép của các loại quả này cũng nên hạn chế uống.

- Các loại gia vị

Các loại gia vị thường được sử dụng trong thực đơn hàng ngày, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh cần hạn chế không sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như: ớt, bạc hà, tỏi… là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày.

Khi điều chỉnh bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng mà không cải thiện triệu chứng, bạn cần điều trị bằng các phương pháp nội, ngoại khoa, tức là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp nào, cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản và biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị từng bước nhằm các mục tiêu: Kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng sống; Làm liền sẹo các tổn thương nếu có; Kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng...

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn. Để được phòng tránh nguy cơ và điều trị kịp thời trào ngược dạ dày cũng như chế độ ăn uống nên ăn gì và không nên ăn gì, bạn có thể đăng ký khám và tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu. Vui lòng liên hệ Hotline 091 585 0770 hoặc Tổng đài 1900 599 858 

 
zalo
Thông Báo
Đóng