icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

24/07/2021

Đừng coi thường biến chứng nhiễm trùng do bệnh đái tháo đường

Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp ở người mắc đái tháo đường, diễn biến thường phức tạp và nặng hơn so với người không bị đái tháo đường và trong nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tàn phế hoặc tử vong.

Theo thống kê, gần 50% bệnh nhân đái tháo đường có ít nhất 1 lần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì các bệnh nhiễm trùng, với nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người không bị đái tháo đường.

Những biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường

Có 4 loại nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường gây ra, tuy nhiên người bệnh hay bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác.

Viêm đường tiết niệu

Đường tiết niệu là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, đồng thời hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, chất thải ra ngoài. Nếu không được phát hiện kịp thời, viêm đường tiết niệu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết. Cơ quan của đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quan và niệu đạo.

Khi có vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu, chúng ta sẽ bị viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu. Đối với bệnh nhân tiểu đường, viêm đường tiết niệu sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Viêm bàng quang: Cơ thể bị sốt hoặc không, đi tiểu bị buốt, khó khăn. Nước tiểu đục và có cặn. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân tiểu đường khi viêm bàng quan lại không có triệu chứng. .

  • Viêm thận, bể thận: Người bị bệnh sẽ cảm thấy đau đớn vùng hông lưng, sốt cao, toàn thân run lạnh, nước tiểu đục màu hoặc có máu.

Nhiễm trùng da mô mềm

Đây là hiện tượng khi vi khuẩn xâm nhập vào các lớp da, tạo ra phản ứng ở cơ thể. Có thể xảy ra dưới dạng áp xe da có mủ xung quanh, bị nổi ban đỏ, sưng hoặc nhiễm trùng lan tỏa. Mức độ nghiêm trọng từ nhiễm trùng bề mặt da ở mức độ nhẹ đến trung bình và sâu hơn, có khi hoại tử.

Một số loại nhiễm trùng da mô mềm là:

  • Loét bàn chân: thường là ở các ngón chân, cẳng chân, cổ chân và lòng bàn chân. Khi bị nặng sẽ bị hoại tử, chảy mủ, sưng nề và tấy đỏ tại chỗ.

  • Viêm mô tế bào: Da sẽ xuất hiện các vết viêm đỏ, sưng hạch xung quanh.

  • Nhiễm nấm: Có thể là nhiễm nấm bộ phận sinh dục hoặc giữa các kẽ ngón chân gây loét bàn chân.

  • Viêm da do tụ cầu: Trên da có nhiều mụn nhọt.

Nhiễm trùng phổi

Bệnh nhân bị tiểu đường khi bị nhiễm trùng phổi là do sự thay đổi sức đề kháng của cơ thể, các chức năng nội mạc đường hô hấp và nhu động của vi nhung mao trên tế bào nội mạc. Bao gồm các loại:

  • Viêm phổi: Người bệnh sẽ sốt cao, ho có đờm, khạc ra máu, đau ngực, khó thở. Nếu bị nặng sẽ kéo theo một số biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, nhiễm trùng huyết.

  • Lao phổi: Cơ thể mệt mỏi, da xanh, nhiều mồ hôi vào ban đêm, sút cân, ho khan hoặc có đờm, máu kéo dài, đau ngực… Nếu bị nặng và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị sẽ suy kiệt và dẫn tới tử vong.

Nhiễm trùng răng miệng

Khi bị biến chứng nhiễm trùng răng miệng, người bệnh dễ bị rụng răng, viêm lợi, quanh chân răng, sâu răng, cao răng… Vùng chân răng có mủ và sưng tây dẫn đến nhiễm trùng, không điều trị kịp thời sẽ bị tử vong.

Sai lầm thường gặp khi bị nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng nhiễm trùng thường là ở giai đoạn bệnh đã tiến triển mà không kịp thời điều trị và theo dõi. Tuy nhiên mặc dù mắc bệnh, nhiều người vẫn mắc phải một số lầm tưởng sau:

Tự điều trị bằng thuốc

Đa phần người bệnh đều tự ý mua thuốc mà không tham khảo tư vấn của bác sĩ, điều này dẫn đến tình trạng bệnh thêm nặng và gây ra một số biến chứng kèm theo. Đối với bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm trùng sẽ bị suy giảm sức kháng khuẩn vì các mạch máu đã bị tổn thương, lớp tế bào nội mạc, hồng cầu bị suy giảm sự mềm dẻo, nếu điều trị rất tốn kém. Chính vì thế, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ dùng đúng kháng sinh và có đúng phác đồ điều trị thì bệnh mới khỏi.

Các vết thương khi bị nhiễm trùng sẽ lành

Trên thực tế, các vết thương do nhiễm trùng do đái tháo đường gây ra thường khó lành hơn. Vì đường huyết cao làm chậm quá trình liền da, liền sẹo. Vi khuẩn và bệnh nấm sẽ phát triển rất nhanh nhờ được hấp thụ đường trong máu.

Bị tiểu đường sẽ không bị sâu răng?

Đây là quan niệm sai lầm vì khi đã bị nhiễm trùng, bệnh sâu răng còn phổ biến hơn người bình thường. Sự tập trung quá nhiều đường trong nước bọt dẫn đến sâu răng.

Loét bàn chân không quá nghiêm trọng

Loét bàn chân rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng khác. Theo thông kế:

  • Có đến 15% bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân trong suốt thời gian mắc bệnh.

  • 15% bệnh nhân loét bàn chân sẽ bị tàn tật do phải cắt cụt chi

  • 15% bệnh nhân loét bàn chân có viêm xương kèm theo

  • 50% bệnh nhân bị cắt cụt cẳng chân hoặc bị cắt ngang đùi

  • 50% bệnh nhân sẽ phải cắt cụt chân lần 2 trong vòng 5 năm

  • 50% bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm

Có thể tự cắt các vết chai, mụn cơm ở bàn chân khi bị tiểu đường

Tốt nhất người bệnh không nên tự ý điều trị hay cắt bỏ khi bị nhiễm trùng bất thường. Không nên sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Những công việc này cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa đã qua đào tạo.

Phòng ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường

Bất kỳ giai đoạn nào của bệnh cũng cần được theo dõi và điều trị, đặc biệt để không gây ra các biến chứng khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý phòng ngừa cẩn thận, đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đối với răng miệng

Cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách, tuyệt đối không dùng các loại bàn chải cứng gây xước hay đau lợi. Khi đi ra đường cần đeo khẩu trang để không hít phải khí bụi, ô nhiễm.

Đối với cơ thể

Nên sử dụng những loại quần áo, vớ, nón vải mềm với chất liệu thấm hút mồ hôi.

Luôn chú ý vệ sinh đường tiểu sạch sẽ, giảm khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên rửa vùng kín sau khi quan hệ và ăn các loại thực phẩm có lợi như sữa chua.

Đối với nhiễm trùng da

Người bệnh cần giữ vệ sinh sạch sẽ, không tắm nước nóng, chọn các loại xà phòng giữ ẩm vừa phải, khi tắm xong cần giữ da khô ráo bằng cách xoa bột talc vào những vùng da hay cọ xát như nách, bẹn, kẽ ngón chân. Rửa sạch bằng nước hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện.

Đối với nhiễm trùng bàn chân

  • Kiểm tra bàn chân hằng ngày nếu thấy xuất hiện các vết đỏ nước, mụn, vết trầy xước phải hỏi bác sĩ cách điều trị ngay.

  • Lưu ý rửa chân bằng nước ấm, không ngâm quá lâu trong nước nóng hoặc lạnh, lau sạch chân sau khi rửa xong.

  • Giữ da chân mềm mại bằng kem dưỡng ẩm, tránh tình trạng khô nứt. Nhưng cần ghi nhớ không thoa kem vào kẽ chân, vì dễ gây nên nhiễm trùng nếu có trầy xước.

  • Cắt móng chân đê đảm bảo không gây tích tụ vi khuẩn, đề phòng móng nhọn sắc gây tổn thương da chân.

  • Thay tất và làm sạch giày thường xuyên tránh để vi khuẩn, bụi bẩn thâm nhập.

  • Vận động thường xuyên
  • Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội… để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không áp dụng các bài tập gây sức nặng với bàn chân.

  • Khi ngồi bình thường có thể cử động cẳng chân, bàn chân hay nhón gót chân tại chỗ hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng như leo cầu thang nhẹ, nâng dần lên, tuy nhiên không được chọn các bài tập quá nặng hay dễ gây tổn thương.

Bên cạnh đó, khám xét nghiệm chỉ số đường huyết 6 tháng/lần hoặc trang bị máy đo đường huyết tại nhà là cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện và điều trị, ngăn chặn biến chứng bệnh đái tháo đường kịp thời.

Với đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi chuyên môn, y đức song hành, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ đáng tin cậy để đăng ký gói khám tầm soát bệnh lý đái tháo đường.

Đặc biệt, người bệnh còn được thăm khám & tư vấn điều trị trực tiếp bởi BS. TTƯT Phạm Thị Hồng Hoa - Nguyên Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BV Bạch Mai, có hơn 40 năm kinh nghiệm khám & điều trị các bệnh lý Nội tiết nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng.

Để đặt lịch thăm khám và tư vấn với bác sĩ đầu ngành, mời bạn vui lòng liên hệ hotline 091 585 0770 hoặc tổng đài 1900 599 858.

 
zalo
Thông Báo
Đóng