icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

23/06/2020

Điểm danh 5 dấu hiệu nhận biết thiếu nước ối ở mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị thiếu nước ối sẽ khiến tử cung bị giảm sút lượng máu nuôi thai nhi. Quá trình này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Bài viết sau điểm danh 5 dấu hiệu nhận biết thiếu nước ối ở mẹ bầu cần nên biết trong suốt thai kỳ

1.       Vai trò của nước ối:

Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, chưa trong buồng ối của thai phụ. Nước ối xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12 -28 sau khi thụ thai, được hình thành từ: thai nhi, màng ối và người mẹ.

Nước ối có chức năng tái tạo năng lượng. Bởi thế, loại chất này vừa có thể cung cấp dưỡng chất cho thai nhi vừa giúp thai nhi tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung(khi thiếu ối) làm ảnh hưởng đến sự cung cấp máu nuôi bào thai qua mạch máu rốn. Màng ối bảo vệ thai tránh sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài, dung dịch nước ối còn chứa cả những tế bào của thai nhi. Bởi thế, các bác sĩ có thể dùng phương pháp chọc nước ối còn chứa cả những tế bào của thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ có thể dùng phương pháp chọc nước ối để chẩn đoán hệ thống gen của thai và xác định tuổi thai. Vì vậy, các bác sĩ có thể dùng phương pháp chọc nước ối để chẩn đoán hệ thống gen của thai và xác định tuổi thai, qua việc xét nghiệm một số thành phần khác trong nước ối.

dấu hiệu nhận biết thiếu nước ối
Nước ối có vai trò không nhỏ trong sự phát triển của thai nhi

Sự thiếu nước ối sẽ làm cho hoạt động của thai nhi trong màng ối bị hạn chế. Sự co bóp của tử cung trong trạng thái thiếu ối làm đè lên thai dẫn đến nguy cơ bị khiếm khuyết sau khi chào đời. Ngoài ra, thai bị bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng trong tử cung có thể liên quan đến thiếu ối. Thai phụ sẽ có nguy cơ bị sinh non vì suy thai.

2.        Những nguyên nhân khiến mẹ bị thiếu ối, sắp cạn:

2.1. Đi tiểu ít hơn và hay khát nước:

Do sự thay đổi của các nội tiết tố làm tăng nhanh lượng máu đến thận khiến bàng quang nhanh đầy nên mẹ sẽ dễ đi tiểu hơn. Thai nhi càng lớn càng gây chèn ép các bàng quang, khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu. Cơ thể có cơ chế lọc ối và thay ối liên tục sẽ làm mẹ đi tiểu thường xuyên. Khi nước ối bị cạn, quá trình lọc và thay ối có thể bị gián đoạn, mẹ ít đi tiểu hơn nhưng vẫn luôn cảm thấy khát.

2.2. Vòng bụng chậm to:

Chu vi vòng bụng thường sẽ tăng lên theo sự phát triển của thai nhi, kích thước vòng bụng sẽ tăng lên mà không giảm khi tuổi thai tăng dần. Nếu mẹ cảm thấy vòng bụng tăng chậm hoặc nhỉnh hơn so với chuẩn. Đây là dấu hiệu mẹ bầu cần cảnh báo bởi vì nó có thể do nước ối bị cạn, làm xẹp buồng ối.

2.3. Thai nhi đạp mạnh và đau hơn:

Mỗi lần thai nhi đạp mẹ đều cảm nhận rất rõ ràng và đau ê ẩm. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo nước ối của mẹ sắp cạn. Bởi vì một khi nước ối bị thiếu, màng ối trở nên mỏng hơn, thành tử cung sẽ chịu tác động trực tiếp mỗi khi con đạp hoặc đá. Lúc này, tiếng đạp nge rất mạnh, làm mẹ bị đau có thể dẫn đến những cơn co thắt. Trường hợp nguy hiểm hơn thai nhi có thể bị thiếu ối trầm trọng khi mẹ cảm nhận con đang ở sát da bụng

2.4. Chỉ số AFI:

Ngoài những dấu hiệu nhận biết bên ngoài, mẹ có thể nhận biết thông qua các chỉ số kham thai. Bởi thế, khám thai định kỳ là cách giúp mẹ theo dõi chính xác tình trạng nước ối trong cơ thể.

Các chỉ số thiếu ối sau siêu âm được đưa ra:

  • AFI đo được < 3 cm: Vô ối
  • AFI đo được 3 – 5 cm: Thiểu ối nặng
  • AFI đo được 5 – 7 cm: Thiểu ối trung bình.

2.5. Hơi thở của mẹ có mùi:

Đây có thể là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bất ngờ. Nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy hơi thở của mình có mùi khác lạ, khó chịu thì chứng tỏ nước ối bị đục. Nước ối bị đục là do cạn hoặc bị ô nhiễm nên hơi thở có mùi. Thậm chí, nhiều trường hợp mẹ bị thai lưu vài ngày khiến thai bị phân hủy mà không phát hiện nên hơi thở cũng có mùi rất khó chịu.

3.       Cách khắc phục thiếu nước ối ở mẹ bầu:

Tùy theo tình trạng cụ thể và mức độ thiếu ối trong từng giai đoạn thai kỳ mà bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra biện pháp khắc phục cho từng mẹ bầu. Mẹ bầu cũng cần phải có 1 chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt khoa học phòng ngừa và khắc phục tình trạng thiếu nước ối.

- Uống nhiều nước, lượng nước uống có thể gấp rưỡi so với bình thường.

- Lựa chọn nguồn thực phẩm cung cấp nước như rau diếp, dưa chuột, súp lơ,..

- Duy trì thói quen sinh hoạt tốt như tập thể dục 30 - 40 phút mỗi ngày, nằm nghiêng sang trái để giúp lượng máu lưu thông đến thai nhi nhanh hơn.

chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học trong suốt thai kỳ

Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
 

 

 
zalo
Thông Báo
Đóng