23/05/2022
Cảnh báo virus Rota tấn công trẻ em, cha mẹ đừng chủ quan bởi tiêu chảy cấp do Rota chưa có thuốc điều trị
Tại Việt Nam, thời gian gần đây số trẻ em nhập viện do nôn trớ và tiêu chảy ở các bệnh viện tăng đột biến. Đặc biệt trong thời điểm giao mùa, độ ẩm cao, mưa nắng thay đổi thất thường, trẻ em quay lại trường học như hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch virus Rota bùng phát và lây lan.
Theo WHO, mỗi năm hơn 1 triệu trẻ trên thế giới tử vong bởi căn bệnh tiêu chảy cấp do Virus Rota gây ra. Tại Việt Nam, có khoảng 1.100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy mỗi năm. Tiêu chảy cấp thuộc top 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong tại nước ta trong những năm gần đây.
Cần cho trẻ đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp do Virus Rota gây ra
Virus Rota có tổng cộng 7 loại, được đánh số bằng các chữ cái A, B, C, D, E, F và G. Trong đó phổ biến và dễ lây nhiễm cho con người nhất là loại A, sau đó đến B và C. Hầu hết trẻ em đều sẽ mắc phải loại virus này 1 hoặc nhiều lần. Người lớn cũng có thể bị tấn công nhưng các triệu chứng sẽ tương đối nhẹ..
Virus Rota gây tiêu chảy cấp ở trẻ lây nhiễm như thế nào?
Con đường lây nhiễm chính của virus Rota là qua đường phân - miệng và đường hô hấp. Với trẻ em, virus dễ dàng lây lan khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus bám dính rồi đưa tay lên miệng, virus sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh.
Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do virus Rota
Có thể nhận biết trẻ bị nhiễm virus Rota với các triệu chứng điển hình như:
-
Nôn: Trẻ thường cảm thấy buồn nôn và nôn trong 1-3 ngày đầu tiên. Trẻ nôn rất nhiều lúc đầu, sau đó bớt dần.
-
Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng toàn nước, màu xanh dưa cải, có thể có nhầy và không có máu. Tiêu chảy tăng dần những ngày sau đó và kéo dài trong khoảng từ 3 đến 9 ngày.
-
Sốt: Kéo dài từ 1-3 ngày, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo co giật
Uống vắc xin Rota từ 6 tuần tuổi là cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tiêu chảy cấp do Virus Rota gây ra. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo cho trẻ uống vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus là cách hiệu quả nhất phòng ngừa bệnh này. Để đảm bảo phát huy tốt khả năng phòng ngừa, nên cho trẻ sử dụng vắc xin từ 6 tuần tuổi hoặc trước 6 tháng tuổi.
Để đáp ứng nhu cầu cho trẻ uống vắc xin phòng tiêu chảy cấp do virus Rota, Trung tâm tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn luôn có sẵn 2 loại vắc xin Rota cho khách hàng lựa chọn gồm vắc xin Rotateq do Mỹ sản xuất và vắc xin Rotarix do Bỉ sản xuất.
Uống vắc xin Rota khi trẻ được đủ 6 tuần tuổi là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bị tấn công bởi virus Rota
Sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại Bảo Sơn, bố mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm bởi nguồn vắc xin chất lượng được nhập khẩu trực tiếp từ các nước tiên tiến trên thế giới, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm duyệt nhập khẩu, bảo quản và sử dụng vắc xin trong điều kiện tiêu chuẩn của WHO và Bộ Y tế.
Ngoài ra, khi tiêm vắc xin tại Bảo Sơn, trẻ sẽ được khám sàng lọc và tư vấn tiêm miễn phí với bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, không gian tiêm chủng rộng rãi, nhiều tiện ích, trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu, khu vui chơi cho trẻ em cũng là một điểm cộng cực lớn. Đặc biệt, với quy trình tiêm chủng tại Bảo Sơn chặt chẽ, nhanh chóng, khép kín bố mẹ sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Xử trí thế nào khi trẻ bị virus Rota tấn công
Với tiêu chảy cấp do virus Rota, việc sử dụng kháng sinh là không có hiệu quả. Nếu ở thể nhẹ, bệnh thường không có biến chứng và có thể khỏi sau 5-6 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian bị nhiễm virus Rota, cơ thể trẻ rất dễ bị mất nước, việc bù nước cho trẻ vô cùng quan trọng. Cha mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống Oresol hoặc các dung dịch bù điện giải, nước hoa quả, nước lọc… Trường hợp trẻ không ăn uống được, mệt lả cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bù dịch bằng truyền dịch.
Với trẻ sốt cao >38,5 độ, cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng của trẻ. Đồng thời, kết hợp cho trẻ ăn thực ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh phù hợp theo lứa tuổi, chia nhỏ nhiều bữa nhỏ, ăn từng thìa nhỏ, không cố ép trẻ ăn, nếu trẻ nôn trớ, cho trẻ nghỉ rồi ăn chậm hơn. Hạn chế thức ăn, uống có chứa nhiều đường: sữa tươi, bánh kẹo công nghiệp… vì có thể là tăng tiêu chảy.
Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì sẽ làm giảm nhu động ruột gây liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài, virus sẽ ứ đọng lâu hơn gây chướng bụng, tắc ruột, nhiễm trùng nhiễm độc, thậm chí tử vong.
Khi trẻ bị nhiễm virus Rota cha mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy để điều trị cho trẻ mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế
Bên cạnh các biện pháp bù nước và hạ sốt, cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện một trong các triệu chứng bất thường sau:
-
Nôn liên tục không dừng, trẻ không ăn uống được gì
-
Đau bụng dữ dội không thuyên giảm
-
Sốt cao liên tục không hạ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt
-
Mắt trũng sâu, khô miệng, cảm giác khát nước, khóc không ra nước mắt
-
Trẻ ngủ lì bì hay kích thích vật vã, quấy khóc, thóp trũng…
-
Nôn hoặc đi ngoài ra máu
-
Chướng bụng, liệt ruột cơ năng, loạn nhịp tim, nhược cơ toàn thân
Đặc biệt trong tháng 5 này, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn dành tặng 100 suất khám Nhi và Dinh dưỡng chuyên sâu với các bác sĩ trên 35 năm kinh nghiệm tận tình, an toàn, hiệu quả cho các mẹ đăng ký nhanh nhất.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn về Dịch vụ tiêm chủng, khám Nhi của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.