icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

05/10/2020

6 bất thường dây rốn mà mẹ cần quan tâm

Các mẹ có biết dây rốn có vai trò quan trọng như thế nào? Có những bất thường nào liên quan đến dây rốn cần lưu ý?... Dưới đây sẽ là những thông tin rất hữu ích liên quan đến bất thường dây rốn thai nhi mà mẹ cần nên biết.

1. Dây rốn là gì?

Khi trứng được thụ tinh, trứng sẽ chia thành 2 phần: một phần phát triển thành phôi thai, phần còn lại hình thành nên nhau thai. Sợi dây liên kết giữa 2 phần này với nhau được gọi là dây rốn.

2. Vai trò của dây rốn:

  • Dây rốn cho phép các chất dinh dưỡng và oxy vận chuyển từ mẹ sang thai nhi, đồng thời thải các chất thừa và máu thiếu oxy từ thai nhi qua mẹ.
  • Dây rốn giúp hình thành bánh nhau và gắn kết với thành tử cung.
  • Dây rốn còn đảm bảo máu không bị pha trộn, giúp thai nhi sống sót và tăng trưởng cũng như  giúp duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Khi bé con chào đời, dây rốn sẽ được bác sĩ cắt đi, phần còn lại sẽ khô và rụng sau vài ngày.

3. Những bất thường về dây rốn:

3.1. Dây rốn quấn cổ:

Là tình trạng các mẹ bầu rất dễ gặp ở mọi thời điểm của thai kỳ. Nguyên nhân thường do dây rốn dài, thai nhi vận động làm dây rốn quấn vào cổ. Có nhiều bé do vận động mà làm dây rốn quấn nhiều vòng vào cổ. Thông thường là 1 nhưng cũng có bé tận 2,3 vòng dây quấn cổ.

Thông thường dây rốn quấn cổ không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới thai nhi nên nếu gặp tình trạng này ở giai đoạn quý 1 và 2 khi thai nhi còn nhỏ, vòng dây quấn cổ có thể dễ dàng được tháo ra. Nhưng nếu gặp tình trạng này ở giai đoạn cuối của thai kỳ thì khi thai nhi đã to chật tử cung thì vòng dây rốn quấn cổ sẽ khó được tháo ra. Khi đó mẹ bầu cần phải đi khám và kiểm tra định kỳ để chuẩn bị phương án sinh và kiểm tra tình trạng của thai nhi.


Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ

3.2. Sa dây rốn:

Là hiện tượng dây rốn bị sa xuống trước ngôi thai, thường xảy ra từ tuần 38 trở đi hoặc nguy hiểm hơn là đúng vào thời điểm sau vỡ ối. Tình trạng này rất nguy hiểm khi cuống rốn bị chèn giữa thành chậu hông và ngôi thai, hoặc thậm chí sa hẳn ra khỏi âm đại, gây suy thai cấp. Nếu không được lấy thai ra ngay thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi, hoặc nhẹ hơn là ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi do tình trạng thiếu oxy.

Trường hợp mẹ bầu có tỉ lệ mắc phải: đẻ nhiều lần, có khung chậy hẹp hoặc méo hoặc mang thai có ngôi thai bất thường. Vì biến chứng của sa dây rốn là nặng vì vậy với những mẹ có nguy cơ cao thì mẹ bầu cần khám thai theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là sau 38 tuần thai các mẹ.

3.3. Dây rốn bám màng

Thông thường, dây rốn sẽ bám vào giữa bánh rau nhưng trong trường hợp này dây rốn sẽ làm vào màng ối, từ đó các mạch máu đi vào bánh rau như vậy sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi từ bánh rau, thai nhi chỉ nhận được tối đa 30% dinh dưỡng, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, sinh non và nguy hiểm hơn là thai lưu. Đây là một tình trạng hiếm trong sản khoa nhưng lại rất nguy hiểm với mẹ và thai nhi.


Hình ảnh minh họa dây rốn bám màng

Mẹ bầu sẽ không có biểu hiện gì khi gặp tình trạng này và chỉ phát hiện ra khi siêu âm. Do vậy việc siêu âm thai và khám thai định kỳ để phát hiện sớm dây rốn bám màng là cực kì cần thiết, khi đó các Bác sĩ sẽ lên phương án quản lý thai kỳ và xử trí các trường hợp cấp cứu khẩn cấp.

3.4. Dây rốn bám mép

Trong trường hợp này thay vì bám vào trung tâm của bánh rau thì dây rốn sẽ bám vào mép của bánh rau. Cũng tương tự như dây rốn bám màng việc chẩn đoán dây rốn bám mép chỉ có thể chẩn đoán bằng siêu âm chứ không có triệu chứng lâm sàng.

Dây rốn bám mép cũng không gây nguy hiểm nhiều tới sức khỏe mẹ và thai nhi như dây rốn bám màng, nhưng trong một vài trường hợp hiếm dây rốn bám mép cũng có thể làm suy thai do giảm dưỡng chất tới thai nhi. Việc siêu âm chẩn đoán dây rốn bám mép là vô cùng cần thiết và càng sớm càng tốt để bác sĩ có thể có hướng quản lý thai kỳ và lên phương án sinh nở vì cũng như dây rốn bám màng việc mẹ bầu chuyển dạ co bóp tử cung sẽ dễ làm bong đứt dây rốn khi đó có thể suy thai.

3.5. Dây rốn thắt nút:

Là một trong những vấn đề hay gặp về dây rốn, trong quá trình thai nhi cử động, thai nhi sẽ vô tình di chuyển qua các vòng cung của dây rốn tạo nên nút thắt. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc vào nút thắt chặt hay lỏng. Nếu lỏng, thai sẽ ít bị ảnh hưởng và ngược lại nếu dây rốn thắt chặt, tuần hoàn của thai nhi bị cản trở. Lúc này, thai nhi không được cung cấp khí oxy và chất dinh dưỡng có thể tử vong ngay khi còn trong bụng mẹ.

Nhưng các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đa phần nếu dây rốn có thắt nút thì các nút thắt khá lỏng lẻo và hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Siêu âm sẽ xác định được tính chất của dây rốn thắt nút, khi siêu âm các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật siêu âm doppler để đánh giá lưu lượng máu chảy trong nút thắt và xác định nút thắt đó có cản trở việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi hay không. Chính vì thế, các mẹ cần siêu âm định kỳ và khám theo chỉ định của bác sĩ.

dây rốn thắt nút
Dây rốn thắt nút - hiện tượng ít gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ

3.6. Dây rốn một động mạch

Theo như cấu tạo bên trong dây rốn, dây rốn bao gồm 1 tĩnh mạch và 2 động mạch, nhưng với trường hợp này thai nhi chỉ có 1 động mạch, 1 tĩnh mạch. Khoảng 1% thai phụ sẽ gặp tình trạng này, vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng do tỉ lệ mắc khá thấp các mẹ nhé.

- Nguyên nhân dẫn đến dây rốn một động mạch ở thai nhi chưa rõ ràng nhưng những mẹ có yếu tố nguy cơ cao như tiểu đường thai kì, tăng huyết áp hay tuổi trên 40, hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.

- Khoảng 75% thai nhi có dây rốn một động mạch sinh ra hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, khoảng 25% gây ra tình trạng sinh non hoặc thai chậm phát triển. Một số nhỏ thai nhi có liên quan đến bất thường tim, thận hoặc cột sống, nếu có liên quan đến bất thường như vậy thì em bé có thể liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như Down. Chính vì thế việc khám sàng lọc dị tật cho thai nhi bằng siêu âm và xét nghiệm (NIPT, Double test, Tripple test) là rất cần thiết đối với các mẹ bầu.

- Siêu âm sẽ giúp chẩn đoán được thai nhi có gặp tình trạng dây rốn một động mạch, do đó các mẹ bầu chú ý siêu âm định kì và thăm khám theo lịch của Bác sĩ các mẹ nhé.

Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt , mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

 
zalo
Thông Báo
Đóng