Đăng ký khám


Tại sao động thai lại cần được mẹ bầu lưu tâm đến

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thì hiện tượng động thai(dọa sảy thai) thường xảy ra. Đây là tình trạng hết sức nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Bởi thế trong thai kỳ, bên cạnh việc dưỡng thai, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến vấn đề sảy thai.

1. Động thai là gì?

Động thai hay còn gọi là dọa sảy thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Đôi khi nó xảy ra chỉ do một vài bất cẩn nhỏ trong ăn uống, vận động, sinh hoạt mà mẹ không hề ngờ đến.
Lúc này, xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Đau bụng khi mang thai, đau thắt lương, trướng bụng dưới. Thai nhi vẫn còn sống, chưa bị “đẩy ra” khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín (hoặc có thể mở) nhưng chưa "xổ thai " ra. Tử cung to tương ứng với tuổi thai. Kèm theo đó thai phụ sẽ có thể cảm thấy mỏi vai.




mẹ bầu cần hết sức chú ý đến vấn đề sảy thai

2. Nguyên nhân dẫn đến động thai

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này như nào vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai:
- Các  yếu tố trong tam cá nguyệt đầu tiên:

  • Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể
  • Nhau thai bất thường
  • Người mẹ lớn tuổi
  • Người mẹ lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá và bị tiểu đường
  • Dùng nhiều hơn 200 mg caffeine mỗi ngày

- Các yếu tố làm gia tăng khả năng dọa sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai bao gồm:

  • Tình trạng tiểu đường không được kiểm soát
  • Người mẹ bị cao huyết áp
  • Bệnh thận
  • Vấn đề ở tuyến giáp người mẹ
  • Bệnh ban đỏ
  • Bệnh rubella
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Sốt rét
  • Các bệnh lây qua đường tình dục…

>>> xem thêm: siêu âm thai 9 tuần 

3. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng động thai:

Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi. Đôi khi, xuất hiện dấu hiệu đau bụng. Tuy nhiên phần lớn đều không gây nguy hiểm. Nếu bạn có những biểu hiện bất thường, đau tức ở vùng bụng dưới, nhức mỏi thắt lưng, có dịch màu hồng nhạt hay vài giọt máu chảy ra ở âm đạo, bị tụ dịch màng nuôi... mẹ cần ngĩ ngay đến tình trạng động thai.


Xuất hiện những biểu hiện động thai mẹ bầu cần phải đi khám ngay lập tức

4. Cách xử lý khi động thai:

Trên thực tế thì vẫn chưa có một cách nào xử lý được xem là tốt ưu đối với những trường hợp động thai. Tuy nhiên khi thấy có những dấu hiệu động thai, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh cũng như tránh di chuyển xa. Mẹ bầu cũng cần phải được đưa đi khám thai để được bác sĩ tư vấn cách xử lý thích hợp: kê thuốc chống co thắt tử cung, khâu vòng cổ tử cung,...
- Khi có hiện tượng đau bụng, mẹ bầu tuyệt đối không được dùng tay để xoa bụng. Động tác này có thể “vô tình” kích thích co thắt tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài
- Mẹ bầu lưu ý chỉ nên dùng đơn thuốc  chỉ định của bác sĩ
- Chế độ dinh dưỡng trong thời gian động thai cũng rất quan trọng. Thai phụ nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả…Tuyệt đối không ăn uống thức ăn có chất kích thích:uống cà phê, bia rượu…
- Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng
- Mẹ bầu không được kiểm tra âm đạo thường xuyên, siêu âm thai đầu dò, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.

>>> tham khảo: dịch vụ chăm sóc bà đẻ tại bệnh viện

 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat