Đăng ký khám


Phân biệt các phương pháp tán sỏi nội soi laser trong điều trị sỏi tiết niệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, những cải tiến về dụng cụ phẫu thuật nội soi giúp cho các nhà phẫu thuật niệu khoa có thêm nhiều lựa chọn trong việc điều trị bệnh lý sỏi đường tiết niệu.

Cùng bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn điểm lại 4 phương pháp tán sỏi nội soi ưu việt nhất hiện nay trong bài viết dưới đây

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL: Extracorporeal Shockwave Lithotripsy) là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu ít xâm lấn, an toàn và thời gian nằm viện ngắn.

Nguyên lý tán sỏi ngoài cơ thể là sử dụng thiết bị tạo sóng xung kích tập trung vào viên sỏi và phá hủy viên sỏi này thành nhiều mảnh nhỏ, các mảnh vụn của sỏi sau đó được đào thải qua đường tiểu.

Khi nào thì cần thực hiện phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể?

Trên thực tế, sỏi thận có nhiều kích cỡ, viên sỏi có cản quang thấp thì chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể. Người bệnh chỉ được bác sĩ chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể khi nằm trong các trường hợp sau:

  • Sỏi thận có kích thước <2,5cm, thận ứ nước độ 1,2

  • Sỏi thận tái phát hoặc sót sỏi sau phẫu thuật

  • Sỏi niệu quản 1/3 trên, kích thước <1,5cm

Không nên sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong trường hợp nào?

  • Nhiễm trùng niệu
  • Rối loạn đông máu
  • Tắc nghẽn niệu quản phía dưới sỏi cần tán
  • Bệnh lý cong vẹo cột sống, béo phì, thận lạc chỗ
  • Bệnh lý nội khoa nặng, phình động mạch chủ

Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng

Tán sỏi nội soi ngược dòng như thế nào?

Kỹ thuật này sử dụng máy nội soi ống mềm, đầu ống soi mềm mại linh hoạt với đường kính 2-3mm, có thể đi vào tất cả các đài trong thận do có thể thay đổi đường cong của đầu vào qua cả 2 bên.

Thông qua ống thông dẫn đường đoạn khúc nối bể thận niệu quản, ống nội soi mềm sẽ tiếp cận và xác định cấu trúc giải phẫu các đài thận và bể thận, số lượng và kích thước sỏi. Trong toàn bộ quá trình đặt ống, bệnh nhân sẽ được kiểm soát bằng màn hình tăng sáng C-arm. Tiến hành tán sỏi bằng laser thành vụn sỏi rất nhỏ, những vụn sỏi này sẽ theo nước tiểu chảy ra ngoài.

Đây là phương pháp điều trị an toàn, ít xâm lấn nhất do ống mềm đi lên từ đường niệu đạo – đường tự nhiên của cơ thể nên không gây tổn hại thận, không chảy máu, không sẹo vết mổ, giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn, ít đau nhất.

Tán sỏi nội soi ngược dòng chỉ định trong trường hợp nào?

Phương pháp này được chỉ định cho cho bệnh nhân có sỏi thận kích thước < 2cm hoặc sỏi niệu quản có kích thước ≤ 1.5cm, trường hợp sỏi nhóm đài dưới, sỏi nhóm đài trên, sỏi cứng tuy nhiên do chi phí cao của trang thiết bị nên ít có cơ sở điều trị triển khai thực hiện kỹ thuật này.

Tán sỏi nội soi ngược dòng cho phép điều trị triệt để các loại sỏi trong thận với những sỏi nhỏ nằm trong đài thận, ở cực trên hoặc cực dưới thận, hoặc đối với một số trường hợp sỏi niệu quản trên di chuyển vào trong thận khi áp dụng một số kỹ thuật khác.

Phương pháp tán sỏi nội soi qua da

Tán sỏi nội soi qua da là gì?

Phẫu thuật tán sỏi qua da sẽ thiết lập một đường hầm từ da vị trí vùng thắt lưng vào thận. Ống kính nội soi thận được đưa vào đài bể thận qua đường hầm và sử dụng các nguồn năng lượng như laser, siêu âm, xung hơi để tán vỡ sỏi và bơm hút mảnh sỏi ra ngoài.

Phương pháp này ra đời từ năm 1976 do Fernstrom và Johansson thực hiện phẫu thuật. Đến năm 2004, kỹ thuật tán sỏi qua da được triển khai tại các Bệnh viện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, cùng với sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng của các thiết bị tán sỏi qua da, tích lũy kinh nghiệm tiến bộ của kỹ thuật, phẫu thuật tán sỏi qua da đã được mở rộng và phổ cập tại các bệnh viện của Việt Nam.

Phẫu thuật tán sỏi thận qua da đã có nhiều cải tiến về phương tiện định vị chọc dò đài bể thận và thu nhỏ kích thước đường hầm qua da cũng như những phương tiện tán và lấy sỏi.

Chỉ định cho trường hợp nào?

Tất cả các loại sỏi thận có chỉ định mổ mở bao gồm:

  • Sỏi san hô một phần và toàn bộ; sỏi thận ≥2cm;

  • Các sỏi trong đài thận hoặc thận dị dạng;

  • Sỏi thận tán ngoài cơ thể khó vỡ;

  • Sỏi thận dưới 2cm nhưng do giải phẫu thận bị dị dạng hoặc ở vị trí đài dưới không thích hợp với tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi niệu quản ống mềm.

  • Sỏi niệu quản đoạn trên L4 gây tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc sỏi lớn>1.5cm;

  • Sỏi niệu quản đoạn trên bị bọc polyp và niệu quản gấp khúc;

  • Sỏi đã tán sỏi ngoài cơ thể không vỡ hoặc nội soi niệu quản ngược dòng thất bại.

Chỉ định cân nhắc đối với những trường hợp sỏi thận đặc biệt như:

  • Sỏi thận tắc nghẽn ở bệnh nhi;

  • Sỏi thận ở người bệnh béo;

  • Sỏi thận kết hợp hẹp khúc nối bể thận - niệu quản hoặc niệu quản hẹp;

  • Sỏi ở người bệnh còn một thận tắc nghẽn;

  • Sỏi trên thận móng ngựa tắc nghẽn;

  • Sỏi của thận ghép và sỏi trên thận không ứ nước.

Phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm

Tán sỏi ống mềm là kỹ thuật được thực hiện bằng việc đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi… Kỹ thuật này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.

Chỉ định tán sỏi ống mềm đối với bệnh nhân

  • Sỏi đài bể thận ≤ 2,5cm đơn thuần, phối hợp, 1 – nhiều viên

  • Sỏi đài thận nhỏ hoặc ở vị trí khó tiếp cận PCNL, ESWL

  • Sỏi thận sót, tái phát sau PT mở, TSNS, PCNL, ESWL

  • Sỏi niệu quản trên di chuyển trong thận sau tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng

  • Sỏi niệu quản trên di chuyển vào thận trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi

  • Sử dụng ống soi mềm phối hợp trong trường hợp PCNL khó tiếp cận hoặc trong trường hợp mở bể thận kết hợp ống soi mềm lấy sạch sỏi.

  • Sỏi niệu quản đoạn cao chỉ định tán sỏi bằng ống soi mềm một thì.

Trường hợp chống chỉ định tán sỏi ống mềm

  • Hẹp, gấp khúc NQ, dị dạng thận NQ không đặt được máy nội soi

  • Sỏi đài bể thận > 3cm

  • Sỏi đài dưới với góc LIP < 30º, IL > 3cm và IW < 5mm

  • NKTN chưa điều trị, thận ứ nước mất chức năng

  • Các chống chỉ định về gây mê hồi sức

Việc quyết định lựa chọn ra phương pháp điều trị bệnh sỏi thận, niệu quản tốt nhất không chỉ đơn thuần dựa theo tình trạng sỏi của bệnh nhân, mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện của các chuyên gia bác sĩ, trang thiết bị máy móc tại Bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã và đang đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như hệ thống chẩn đoán hình ảnh, hệ thống máy nội soi laser cùng trình độ từ đội ngũ bác sĩ đầu ngành tiết niệu giàu kinh nghiệm, cam kết mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Để đặt lịch khám các bệnh lý liên quan tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, vui lòng liên hệ hotline 1900 599 858 hoặc 091 585 0770 để được tư vấn và đặt lịch trong thời gian sớm nhất.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat