Đăng ký khám


Những thông tin cần chú ý về suy thai mẹ bầu nên biết

Hiện tượng suy thai dẫn tới nhiều nguy cơ cho trẻ khi sinh ra như động kinh, nói ngọng...Trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới thai chết lưu. Bởi vậy, các mẹ bầu nên tìm hiểu rõ những thông tin cần biết và phòng tránh suy thai.

1.    Dấu hiệu nhận biết về suy thai:    

Trước tiên, đó là những cảm nhận về sự thay đổi cử động của thai nhi. Bình thường thai nhi sẽ cử động mạnh và nhiều. Nếu có hiện tượng bị suy thai thì thai sẽ đạp chậm và yếu. Trong trường hợp nặng, thai có thể ngừng cử động hoặc nhiều khả năng bị chết. Chính vì thế, thai phụ phải đặc biệt chú ý đến cử động của thai nhi để nhận ra những dấu hiệu bất thường và báo ngay cho bác sĩ.
Phương pháp siêu âm để nhận biết sự chuyển biến màu sắc của nước ối. Đây cũng chính là phương pháp đơn giản nhằm phát hiện bệnh. Nếu nước ối lúc đầu trong hay trắng đục rồi chuyển thành màu vàng hay sẫm, chứng tỏ thai suy và cần được xử trí sớm. Nước ối màu xanh biểu hiện trước đây thai có suy và tạm thời, tiên lượng gần như ối trong(khoảng 5% trong số này gây ra hội chứng suy hô hấp sơ sinh). Nước ối có dải phân su là biểu hiện của suy thai trong chuyển dạ.
>>> xem thêm: siêu âm tim thai



Mẹ bầu nên chú ý những hiện tượng bất thường dẫn đến suy thai

2.    Sản phụ nào dễ có nguy cơ này:

Trước khi mang thai, các chị em mắc các bênh mãn tính như thiếu máu, suy tim, suy thận... đều có nguy cơ bị suy thai. Trong quá trình mang thai và lâm bồn thì thai phụ có các biểu hiện như rau tiền đạo, thiếu ối, bánh rau vôi hóa, ngôi thai bất thường chuyển dạ kéo dài... nhiễm độc thai chịu ảnh hưởng bởi bệnh lý của mẹ. Với những mẹ có bệnh về thận, cao huyết áp, đái tháo đường... thường gây suy thai mãn tính. Trường hợp thai có những sự cố(dây nhau quấn cổ) thì dễ bị suy cấp tính hoặc có thể mất tim thai.
Sự giảm tuần hoàn ngoại vi ở mẹ gây ra tình trạng giảm lưu lượng máu đến tử cung, rau thai, làm tổn hại đến thai nhi. Các thư thế nằm của thai phụ cũng ảnh hưởng đến suy thai. Cụ thể,sản phụ nằm ngửa khiến tử cung chèn vào động mạch chủ, giảm lưu thông máu để tử cung. Ngược lại, tử cung có thể đè lên tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu trở về tim,  gây tụt huyết áp dẫn đến suy thai. Do vậy, chọn tư thế nằm cũng khá quan trọng. Bạn cần hạn chế nằm ngửa và nên nằm nghiêng bên trái để thai nhi nhận được tốt nhất máu cùng dưỡng chất. Suy thai có thể dẫn tới nhiều nguy cơ cho trẻ khi sinh ra như động kinh, đần độn, nói ngọng…



Suy thai dẫn đến các tình trạng xấu cho thai nhi sau này

–  Hai loại suy thai và các xử trí
+ Suy thai mãn: Xảy ra từ từ trong quá trình mang thai, các triệu chứng thường không rầm rộ nhưng có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ. Vì thế, việc đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi trong thai kỳ và lúc chuyển dạ có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo cuộc vượt cạn an toàn cho cả mẹ và con. 
Trước tiên, cần điều trị ổn định bệnh lý bằng cách cho thai phụ nghỉ ngơi và tăng cường dinh dưỡng. Nếu suy nặng và tuổi thai đã từ 28-30 tuần, phải chuyển mẹ đến những cơ sở đầy đủ điều kiện để chăm sóc. 
Thai trên 36 tuần, cần chấm dứt thai kỳ bằng việc mổ lấy thai sớm. Việc phẩu thuật rất bất lợi nên phải đúng lúc, tránh can thiệp quá sớm gây ra biến chứng cho thai nhi.
+ Suy thai cấp tính: Xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng của thai, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của em bé về sau. 
Đây là trường hợp nghiêm trọng hơn so với suy thai mãn nên  đòi hỏi việc xử trí phải kịp thời và nhanh chóng. Ban đầu, hướng dẫn thai phụ nằm nghiêng trái để hạn chế việc tử cung chèn ép vào các mạch máu lớn. Sau đó, là cung cấp oxy và truyền dịch. Với những trường hợp đặc biệt, việc mổ lấy thai sẽ là lựa chọn tốt nhất.
– Lời khuyên chuyên gia
Theo các bác sĩ, chị em cần điều trị hết những bệnh mãn tính dễ gây suy thai rồi mới mang thai. Người mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, sức khoẻ cùng tâm lý tốt nhất để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn.
Khi mang thai, nên khám thường xuyên để phát hiện thai suy và hạn chế các biến cố. Thai phụ phải chăm sóc tốt nhất về chế độ dinh dưỡng, bổ sung protein, vitamin và nguyên tố vi lượng, tránh không để bị phù, cao huyết áp… và đặc biệt, không nên hút thuốc lá, uống rượu hay tự mình sử dụng thuốc.
Khi có những dấu hiệu bất thường như thai cử động ít, không cử động, ra máu, có cơn co tử cung… cần thông báo ngay cho bác sĩ. Khi sản phụ chuyển dạ, cần có sự hỗ trợ, động viên từ người thân, tránh để họ có những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, khiến quá trình chuyển dạ của sản phụ kéo dài dẫn đến nguy cơ suy thai cao hơn.
>>> tham khảo: siêu âm dị tật thai nhi 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat