20/10/2021
Rong kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rong kinh là hiện tượng ra máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt của nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên, có ảnh hưởng không ít nhiều đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Vậy Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rong kinh như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó .
1. Thế nào là rong kinh
Thông thường 1 chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3-5 ngày, phụ nữ sẽ mất khoảng 50 -80ml máu, khi bị rong kinh thời gian có kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày và mất hơn 80ml. Khi bị rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và báo động 1 vấn đề sức khỏe khác.
2. Nguyên nhân triệu chứng rong kinh
- Độ tuổi dậy thì có sự mất cân bằng nội tiết, buồng trứng đang hoàn thiện nên ảnh hưởng tới khả năng tiết hormone. Hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hệ trục não bộ tuyến yên buồng trứng suy yếu làm ảnh hưởng tới sự sản sinh của hormone sinh dục.
- Tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai
- Thừa cân, béo phì, ăn uống không khoa học
- Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai
- Tổn thương ở cơ quan sinh dục gây nên các bệnh lý phụ khoa: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm âm đạo,.... Hoặc mắc bệnh lý tự thân như: tuyến giáp, tiểu đường, rối loạn đông máu,...
Căng thẳng, stress trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến rong kinh
3. Triệu chứng của rong kinh, rong huyết
Đôi khi rong kinh khá khó phân biệt bởi kinh nguyệt của chị em có thể biến đổi do nhiều tác động khác nhau. Tuy nhiên, nếu quan sát và theo dõi cẩn thận thì các bạn có thể dễ dàng nhận ra hiện tượng này. Đó là:
-
Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm
Không chỉ có hiện tượng máu kinh ra nhiều vào ban ngày, kéo dài nhiều giờ liên tiếp. Biểu hiện của bệnh cũng có thể hiện rõ vào ban đêm. Máu kinh vào ban đêm có thể ra nhiều bất thường, bạn phải dùng đến băng vệ sinh ban đêm để kiểm soát mỗi khi chu kỳ đến.
-
Xuất huyết và tiếp diễn trong nhiều giờ
Tình trạng xuất huyết với lượng máu nhiều, kéo dài trong thời gian lâu. Trong khoảng 1-3 giờ đã phải thay băng vệ sinh một lần.
-
Xuất huyết nặng bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp
Nếu nhận thấy trong 2 chu kỳ kinh liên tiếp các dấu hiệu ra máu nhiều. Lượng máu ra với khối lượng và rất khó kiểm soát. Các bạn cũng cần để ý biểu hiện này để xác định có thực sự mắc bệnh này không.
-
Máu kinh sẫm hơn bình thường
Thông thường máu kinh ra thường loãng và có màu đỏ sẫm. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt có màu sẫm hơn bình thường thì bạn nên suy nghĩ đến vấn đề mình đã mắc bệnh.
-
Xuất hiện nặng trong kỳ kinh nguyệt kéo dài 7 ngày
Theo dõi tình trạng của bản thân, nếu chị em thấy chu kỳ kinh của mình kéo dài 7 ngày trở lên. Lượng máu ra mỗi lần đến kinh trên 80ml thì các bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó có biện pháp điều trị tình trạng xuất huyết bất thường của mình.
Rối loạn kinh nguyệt là 1 trong những triệu chứng của rong kinh
-
Máu kinh vón thành cục lớn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu kinh ra có thể vón cục. Đây là biểu hiện bình thường khi có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu máu kinh vón thành các cục máu đông với kích thước lớn bất thường thì bạn cần cẩn trọng.
-
Hay bị đau bụng dưới
Một trong những triệu chứng của những bệnh nhân bị rong kinh chính là đau bụng dưới. Đây là biểu hiện rất khó phân biệt với đau bụng kinh thông thường. Bởi thế, để nhận biết đây liệu có thể là do mắc bệnh hay không các bạn cần có sự thăm khám của bác sỹ.
-
Mệt mỏi, thở dốc và có triệu chứng của thiếu máu
Khi bị xuất huyết nhiều, kéo dài bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Sắc mặt của chị em sẽ kém sắc và nhạt nhòa hơn. Cũng do lượng máu kinh nguyệt ra nhiều nên thường cảm thấy rất mệt, thở dốc và nhất là dễ hoa mắt, chóng mặt. Mất máu quá nhiều mà cơ thể chưa kịp phục hồi khiến cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng.
4. Chẩn đoán rong kinh bằng cách nào?
Những kỹ thuật y tế được sử dụng để chẩn đoán rong kinh là:
-
Xét nghiệm máu:
Mỗi mẫu máu của bạn có thể được đánh giá thiếu sắt (thiếu máu) và các tình trạng khác, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp hoặc bất thường đông máu.
-
Xét nghiệm Pap:
Trong xét nghiệm này, các tế bào từ cổ tử cung của bạn thu thập và kiểm tra nhiễm trùng, viêm hoặc thay đổi có thể là ung dung hoặc có thể dẫn đến ung dung.
-
Chụp siêu âm:
Một chất lỏng được tiêm qua 1 ống vào tử cung của bạn bằng âm đạo và cổ tử cung. Bác sĩ sau đó sử dụng siêu âm để tìm kiếm các vấn đề trong niêm mạc tử cung của bạn.
-
Sinh thiết nội mạc tử cung:
Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô từ bên trong tử cung để giải phẫu bệnh kiểm tra.
-
Siêu âm:
Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tử cung, buồng trứng và xương chậu.
5. Biến chứng của rong kinh
Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau
-
Thiếu máu:
Rong kinh có thể gây thiếu máu, mất màu bằng cách giảm số lượng hồng cầu lưu thông. Số lượng tế bào hồng cầu lưu thông được đo bằng huyết sắc tố, một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng bù đắp các tế bào hồng cầu bị mất bằng cách sử dụng sắt trong cơ thể để tạo ra nhiều huyết sắc tố. Sau đó, có thể mang oxy trên các tế bào hồng cầu. Rong kinh có thể làm giảm nồng độ đủ sắt để tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm da nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi.
-
Đau dữ dội
Cùng với chảy máu kinh nguyệt nặng, bạn có thể bị đau bụng kinh. Đôi khi chuột rút liên quan đến rong kinh rất nghiêm trọng và cần đến bệnh viện.
6. Phương pháp điều trị rong kinh
Các lựa chọn điều trị trong giai đoạn nặng phụ thuộc vào 2 yếu tố: nguyên nhân cơ bản và kế hoạch sinh con
-
Thuốc:
Nếu bị rong kinh nặng và kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc để giảm mất máu như axit tranexamic để giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen (cũng để giảm lưu lượng); hoặc để cân bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc progesterone hoặc dụng cụ tử cung (DCTC).
-
Phẫu thuật:
Nếu rong kinh do u xơ hoặc polyp có thể phải thực hiện phẫu thuật như giãn và nạo (D&C), thuyên tắc động mạch tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung.
-
Chế độ ăn
Chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể không giúp chấm dứt tình trạng rong kinh nhưng có thể bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể phụ nữ không bị suy nhược. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau xanh, trứng và thịt.... để chống thiếu máu.
-
Bổ sung sắt cho cơ thể
Để điều trị bệnh thiếu máu hiện có hoặc phòng ngừa, phụ nữ nên bổ sung sắt hoặc các chất giúp thúc đẩy cân bằng nội tiết tố và sức khỏe kinh nguyệt.
Tình trạng rong kinh xảy ra ở mỗi người khác nhau, nguyên nhân gây bệnh thường không giống nhau nên việc điều trị cũng sẽ được áp dụng theo mỗi trường hợp cụ thể. Bởi vậy, khi nghi ngờ mình bị rong kinh bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản.
Bệnh viện trang bị cơ sở vật chất hiện đại, luôn cập nhật các phương pháp điều trị tân tiến trên thế giới. Ngoài ra, còn có đội ngũ nhân viên y tế nhẹ nhàng, luôn sẵn sàng hỗ trợ người bệnh 24/7; môi trường bệnh viện an toàn, kiểm soát, phân luồng dịch tễ chặt chẽ đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; 100% người nhà, bệnh nhân, nhân viên y tế phải test nhanh COVID-19 khi ra vào viện. Bên cạnh đó, quy trình thăm khám nhanh gọn, đảm bảo sự riêng tư.
Để được tư vấn khám và điều trị rong kinh hiệu quả và đặt lịch khám, khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.