icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

21/05/2021

Đái tháo đường: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho bệnh nhân và không làm đường huyết tăng cao, kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép. Vậy bệnh đái tháo đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần phải tránh xa?

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate.... tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Đặc biệt là ở tim và mạch máu, thận, mắt và thần kinh.

bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường được phân thành 3 loại: 

  • Đái tháo đường type 1: do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối

  • Đái tháo đường type 2: do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin

  • Đái tháo đường thai kỳ: là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1, type 2 trước đó.

2. Tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

  • Nhóm đường bột:

Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ.... được chế biến bằng cách hấp, luộc... hạn chế rán, xào. Các loại rau củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bị bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

  • Nhóm thịt cá: 

Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

  • Nhóm chất béo, đường

Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

  • Nhóm rau: 

Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

  • Hoa quả: 

Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

đái tháo đường nên ăn gì

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

  • Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

  • Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

  • Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do glucid cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lứt, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...

3. Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn gì?

Những loại thực phẩm không tốt, bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn đó là:

  • Khoai nướng

  • Bánh mì trắng

  • Đường

  • Gạo xát kỹ

  • Miến dong

  • Các loại bánh kẹo

  • Các loại hoa quả ngọt: dưa hấu, na, mít, xoài....

  • Không nên ăn mặn, đặc biệt ở những bệnh nhân bị cả đái tháo đường và tăng huyết áp

4. Tiểu đường kiêng uống gì?

Cần tránh đồ uống có đường bất cứ khi nào có thể. Chúng không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn chiếm một phần đáng kể lượng calo khuyến nghị hàng ngày của bạn. 

Đó là:

  • Soda:

Chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách đồ uống cần tránh. Trung bình, một lon soda có chứa hơn 40g carbohydrate và 150 calo. Thực uống này cũng làm tăng cân và sâu răng. Tốt hơn nhất, bạn nên thay thế chúng bằng các thức uống khác lành mạnh hơn. 

  • Nước ép trái cây:

Nhiều người lầm tưởng rằng, nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và an toàn với tất cả mọi người. Mặc dù có phần đúng, nhưng tất cả các loại nước ép trái cây đều bổ sung một lượng lớn carbohydrate vào chế độ ăn của bạn và là đường tự nhiên. Sự kết hợp này khiến lượng đường trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ tăng cân. Hơn nữa, trong các loại nước ép trái cây, chất xơ đã bị loại bỏ. Vì thế, nếu bạn thèm nước trái cây, hãy đảm bảo bạn lựa chọn loại nước trái cây nguyên chất 100%, không chứa thêm đường và chỉ uống hạn chế. 

  • Nước tăng lực

Nước tăng lực chứa nhiều caffeine và carbohydrate. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước tăng lực không chỉ làm tăng đường huyết mà còn có thể gây ra kháng insulin. Ngoài ra, quá nhiều caffeine có thể làm bạn lo lắng, tăng huyết áp, mất ngủ. 

5. Nguyên tắc trong ăn uống đối với đái tháo đường:

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của tiểu đường:

  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

  • Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.

  • Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Với những thông tin về chế độ ăn cho người bị tiểu đường(đái tháo đường), hi vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định. Đặt lịch khám & điều trị bệnh đái tháo đường kịp thời với Chuyên gia Nội tiết hàng đầu Hà Nội - TS. BS. TTƯT Phạm Thị Hồng Hoa, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách hàng xin vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.
>>>> Bài viết xem thêm: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 

 
zalo
Thông Báo
Đóng