19/03/2019
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ quan trọng như thế nào?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu và cả em bé tránh được những biến chứng nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ tử vong của chứng tiểu đường khi mang thai. Vậy khi nào cần thực hiện xét nghiệm và quy trình thực hiện như thế nào? Mẹ bầu cần tìm hiểu các thông tin dưới đây.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và được chia thành 2 loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường nếu không được theo dõi và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp mẹ và bé tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm
Tiểu đường thai kỳ và nguy cơ với mẹ bầu
Ở thai phụ, tiểu đường thai kỳ có thể khiến người mẹ bị tăng cân quá mức gây béo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh. Mặt khác, mẹ bầu có thể phải đối mặt với các nguy cơ như:
– Bị đa ối khiến tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ;
– Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non;
– Tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật,
– Dễ xảy ra nhiễm trùng và thường nặng nề hơn, đặc biệt là viêm thận, bể thận;
– Chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh;
– Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật tăng;
– Rối loạn lượng đường trong máu nặng có thể dẫn đến hôn mê…
Mẹ bầu nên thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tiểu đường trong suốt thai kỳ để phát hiện sớm những bất thường
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ những không được điều trị đúng cách cũng dễ khiến cho thai nhi có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
– Tăng nguy cơ dị tật thai nhi
– Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (hoặc quá to, hoặc quá nhỏ). Trong trường hợp thai to sẽ khiến mẹ sinh khó, có thể gặp sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay…
– Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần. Thai nhi có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao.
Biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể sẽ gặp phải những biến chứng sau:
– Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin;
– Trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da nặng và có thể hôn mê;
– Khi lớn lên trẻ dễ bị béo phì, tiểu đường, cao huyết áp…
Xét nghiệm tiểu đường (glucose) thai kỳ như thế nào?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thai thứ 24 đến 28 là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng, để sàng lọc các nguy cơ gây hại cho thai nhi. Quá trình này tùy vào trường hợp sẽ có 1 hoặc 2 phần gồm: xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm thử glucose
Xét nghiệm thử glucose(GCT) là một xét nghiệm sàng lọc giúp chỉ ra nguy cơ. Nó có tác dụng làm bước đệm để bác sĩ quyết định có cần thêm các kiểm tra khác hay không.
Trong trường hợp bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Với xét nghiệm này, mẹ bầu được chỉ định uống hết 50g Glucose trong 5 phút và lấy máu ở ngón tay sau 1 giờ để xét nghiệm sự chuyển hóa đường của cơ thể. Sau đó, mẹ bầu có thể làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose để có kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm dung nạp glucose
Khi kết quả xét nghiệm thử glucose là dương tính, mẹ bầu sẽ được chỉ định thêm xét nghiệm dung nạp glucose (GTT). Đây là một thí nghiệm lâu hơn và cho kết quả giúp khẳng định tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm này thường được làm vào buổi sáng, khi thai phụ nhịn đói sau ăn từ 10 – 14 giờ. Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường. Nếu mẫu máu cho kết quả dương tính, thại phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh.
Tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần nào thai kỳ?
Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.
Tất cả các mẹ bầu đến khám và theo dõi thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn sẽ được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, đồng thời các bác sĩ chuyên khoa sản giàu kinh nghiệm trực tiếp theo dõi và đưa ra những tư vấn kịp thời, chính xác cho thai phụ, đảm bảo cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Để được tư vấn các dịch vụ Thai sản trọn gói, các mẹ bầu vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770