Đăng ký khám


Những điều cần biết về viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng ngày càng hay gặp ở người trẻ tuổi tử 15 -30 tuổi. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học. Bài viết này giúp bệnh nhân có kiến thức cần thiết nhất về bệnh viêm loét đại tràng.

1. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là bệnh lý viêm ở niêm mạc đại tràng chưa có nguyên nhân rõ ràng, ảnh hưởng đến trực tràng, thường lan rộng lên trên một cách liên tục để sau đó gây thương tổn đến toàn bộ đại tràng.. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này hiện nay nhưng các phương pháp điều trị sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được bệnh.

2. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng:

Nhiều nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày tá tràng. Nhưng trên thực tế lâm sàng, thường thấy có những nguyên nhân sau:

  • Loét do Helicobacter pylori(Hp): nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày.

  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau là nguyên nhân tiếp theo sau khi nhiễm Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, kháng sinh và giảm đau ở người lớn tuổi sẽ  làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin - chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây loét dạ dày - tá tràng.

viêm đại tràng
Hình ảnh minh họa viêm loét đại tràng

 

3. Yếu tố dẫn đến viêm loét đại tràng:

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh loét dạ dày tá tràng. Đó là:

  • Di truyền: loét tá tràng có tính chất di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và đồng thời xảy ra ở cả 2 anh (chị) em sinh đôi cùng trứng hơn là khác trứng.

  • Yếu tố tâm lý (stress): Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết acid trong dạ dày. Căng thẳng thần kinh, sang chấn tâm lý, tình cảm cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng.

  • Yếu tố tiết thực (liên quan đến thói quen, tập tục ăn uống vùng miền): Không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự đóng góp của thói quen ăn uống. (Bắc Ấn ăn nhiều lúa mì loét dạ dày tá tràng ít hơn Miền Nam ăn toàn gạo).

  • Hút thuốc lá và uống rượu bia (các đồ uống có cồn khác): trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của con người, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Thuốc lá còn làm chậm sự lành sẹo và gây đề kháng với điều trị. 

  • Thói quen sinh hoạt không điều độ: ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, hay bỏ bữa nhất là bữa sáng, ăn quá khuya, thức khuya, lười vận động…

  • Thói quen ăn uống: thích ăn các món chua, cay, nóng, lạnh, cứng, khó tiêu…

4. Triệu chứng viêm loét đại tràng:

Triệu chứng chính của viêm loét đại tràng là tiêu chảy ra máu có thể xuất hiện mủ trong phân. Một số triệu chứng khác, bao gồm:

  • Đột nhiên cảm thấy đau dồn dập

  • Đau bụng

  • Không cảm thấy đói

  • Giảm cân

  • Cảm thấy mệt mỏi

  • Sốt

  • Mất nước

  • Đau khớp hoặc đau nhức

  • Lở loét

  • Đau mắt khi bạn cố nhìn

  • Thiếu máu

  • Đi vệ sinh vào ban đêm

  • Đau hoặc chảy máu khi đi vệ sinh

dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng
Các triệu chứng có thể đột ngột bùng phát, biến mất và cũng có thể quay trở lại.

5. Phương pháp điều trị viêm loét đại tràng:

5.1. Điều trị nội khoa:

- Sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

- Truyền máu cho bệnh nhân nếu như đại trực tràng bị xuất huyết nặng gây ra thiếu máu, tụt huyết áp để bù vào lượng máu đã mất.

- Chế độ ăn uống cần được điều chỉnh, cần tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn và thức ăn cay nóng.

5.2. Chế độ dinh dưỡng và điều trị triệu chứng:

- Mức độ nhẹ hoặc vừa: nên chọn thức ăn mềm, hạn chế chất xơ tạm thời.

- Mức độ nặng: 

  • Nhịn ăn hoàn toàn
  • Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch bằng đạm toàn phần, dung dịch acid béo, đường đảm bảo 2500 Kcalo/ngày
  • Bổ sung sắt, axit folic 1mg/ ngày nếu dùng thuốc 5-ASA kéo dài
  • Bồi phụ nước điện giải

- Phân lỏng: dùng các thuốc bọc niêm mạc.

- Đau bụng: dùng các thuốc giảm co thắt.

5.3. Điều trị ngoại khoa:

Cắt đoạn đại tràng hay cắt toàn bộ đại tràn chỉ định khi:

- Thủng đại tràng.

- Phình giãn đại tràng nhiễm độc.

- Chảy máu ồ ạt mà điều trị nội khoa thất bại.

- Ung thư hóa hoặc dị dản mức độ nặng.

6. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm loét đại tràng:

6.1. Những loại thực phẩm nên ăn:

Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà người viêm đại tràng nên bổ sung cho cơ thể:

  • Các loại cá:

Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu.... không chỉ bổ dưỡng cho cơ thể mà còn tốt cho bệnh đại tràng. Trong thành phần của chúng giàu omega 3 rất dễ hấp thụ. Ngoài khẳ năng kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào và hormone điều hòa quá trình đông máu, giảm viêm hiệu quả trên niêm mạc đại tràng.

  • Quả bơ:

 Được xem là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và được các bác sĩ lựa chọn là thực phẩm tốt cho những người bị viêm loét đại tràng.

  • Rau họ bí: 

Là thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin C và beta carontene được dung nạp tốt khi bị viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi sử dụng bí đao sống vì nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng viêm loét đại tràng.

chế đô ăn uống viêm đại tràng
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh viêm loét đại tràng 

  • Sữa chua:

Có chứa nhiều probiotics rất có lợi cho đường ruột và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý chỉ nên ăn những loại sữa chua ít đường hoặc không đường. Bên cạnh đó, sữa chua nên có độ chua vừa phải ,tránh chua quá sẽ kích thích vết loét.

  • Quả bơ: 

Các chất béo không bão hòa đơn trong bơ cực kỳ tốt cho cơ thể. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng bơ là loại quả phù hợp để chống lại tình trạng thiếu dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm đại tràng. Những người mắc bệnh đại tràng mạn tính lâu năm, cơ thể suy nhược và gầy yếu nên bổ sung bơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. 

  • Trứng: 

Trứng giúp cơ thể dung nạp protein cực tốt ngay cả khi bệnh viêm loét đại tràng bùng phát. Trong thành phần của trứng chứa nhiều vitamin nhóm B, có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng.

  • Các loại thịt trắng:

Cung cấp cho cơ thể các chất béo không bão hòa quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, lượng cholesterol trong thịt trắng thấp hơn nhiều so với thịt đỏ. Bởi thế, loại thực phẩm này rất dễ hấp thụ và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho cơ thể.

6.2. Thực phẩm nên kiêng ăn:

Người mắc bệnh đại tràng nên tránh xa các loại thực phẩm khó tiêu, có xu hướng khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Thực phẩm nhiều đường: là thủ phạm nguy hiểm khiến đại tràng co thắt, bụng khó tiêu và tiêu chảy. Bởi thế, khi bị viêm đại tràng, bạn nên tránh xa những loại đồ ăn này. Bao gồm cả đường tự nhiên lẫn nhân tạo.

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ:

  • Những thực phẩm này sẽ khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng. Do đó, nên thay thế các món chiên rán bằng hấp luộc, giúp dễ tiêu hóa và hấp thụ.

  • Các đồ ăn khô cứng, khó tiêu hóa: Ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả sấy khô, bắp rang bơ....

  • Đồ ăn tanh sống: cần tuân thủ nguyên tắc "ăn chín, uống sôi". Những đồ ăn tanh sống thường ẩn chứa những vi khuẩn gây hại cho hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó là các vi khuẩn ký sinh gây đau bụng, đi ngoài, ngộ độc thực phẩm...

  • Thực phẩm cay nóng: người bệnh viêm đại tràng có thể bị rối loạn tiêu hóa khi ăn những thực phẩm cay và nóng như lẩu thái, mì cay,... Thức ăn cay có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm các tình trạng bệnh đối với những người bị viêm đại tràng.

Từ 01/10 - 30/10, khi thăm khám nội soi đại tràng tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách hàng sẽ được hưởng ngay ưu đãi
- Tặng phiếu ăn nhẹ tại khách sạn cho 1 lần nội soi.
- Tặng 10% phí dịch vụ nội soi cho nhóm từ 2 bệnh nhân trở lên.

Trên đây là những thông tin cần biết về viêm loét dạ dày hiệu quả nhất hiện nay. Để đặt lịch khám và tư vấn của các giáo sư tiến sỹ hàng đầu tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn, quý khách hàng xin vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat