icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

11/01/2019

Những điều cần biết về đo độ mờ da gáy của thai nhi

Trong quá trình mang thai 3 tháng đầu, các mẹ thường rỉ tai nhau về đo độ mờ da gáy. Vậy đo độ mờ da gáy quan trọng như thế nào? Các xét nghiệm này có nguy hiểm đến mẹ và bé hay không.

1.    Đo độ mờ da gáy là gì?

Đo độ mờ da gáy có tên tiếng anh là Nuchal translucency(viết tắt là NT) và là sự kết tụ chất dịch ở cùng da mặt sau cổ của thai nhi. Tất cả thai nhi đều có kết tụ chất dịch ở vùng cổ nhưng đối với những trẻ có nguy cơ bị hội chứng Down thì số lượng chất dịch này tăng lên đáng kể. Xét nghiệm này hoàn toàn không gây hại gì cho cả mẹ và thai nhi bằng cách siêu âm thai vào tuần từ 11-14 thai kỳ. Dựa vào kết quả xét nghiệm này bác sĩ sẽ có căn cứ để tư vấn xem sản phụ có cần làm thêm xét nghiệm chọc dò ối hoặc CVS (lấy mẫu nhung màng đệm) vào tuần 16-17 của thai kỳ nữa hay không.

đo độ mờ da gáy
Đo độ mờ da gáy

2.    Siêu âm độ mờ da dáy như thế nào?

Siêu âm độ mờ da gáy thường được thực hiện vào tuần 11 -14(có thể là 11-13 tuần 6 ngày) của thai kỳ. Trước tuần thứ 11, kỹ thuật đo không chính xác vì bào thai còn quá nhỏ. Sau tuần thứ 14, da gáy sẽ trở về bình thường nên việc đo độ mờ da gáy không còn ý ngĩa.
Kỹ thuật đo chủ yếu thực hiện qua phương pháp siêu âm. Bác sĩ dùng một máy đo, gọi là sonographer để tính tuổi của bào thai.  Bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến phần cuối xương sống của thai nhi. Tiếp theo là tiếp tục đo độ mờ da gáy. Lúc này, phần màu trắng trên màn hình siêu âm biểu hiện cho làn da của bé, và phần màu đen là phần dịch tích tụ sau gáy. Bởi thế, kỹ thuật này còn được gọi là đo khoảng sáng sau gáy.
Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, với những mẹ có tử cung nghiêng về phía sau hoặc nếu mẹ quá béo có thể sẽ phải tiến hành siêu âm đầu dò để cho kết quả chính xác nhất.

3.    Đo độ mờ da gáy có kết quả ra sao?

Trong quá trình làm xét nghiệm, kết quả đo độ mờ da gáy thường tỷ lệ thuận với tuổi thai trong thời điểm đó. Với thai 11 tuần thì độ mờ da gáy bằng 2mm là bình thường. Với thai nhi 13 tuần 6 ngày thì độ mờ da gáy bằng 2,8mm là bình thường.
Nếu thai nhi có độ mờ da gáy dưới 3,5mm thì không có gì là quá lo lắng, nguy cơ mắc hội chứng Down cũng rất thấp. Độ mờ da gáy càng dày thì càng nguy hiểm tức tỉ lệ bị down cao. Và ngược lại nếu độ mờ da gáy càng thấp thì tỉ lệ bị down càng thấp. Phương pháp đo độ mờ da gáy này có thể phán đoán chính xác 75% nguy cơ bé bị Down. Vậy nên, việc đo độ mờ gáy cho kết quả là bất thường nhưng bào thai lại bình thường. Tức là khoảng 1/20 hoặc 1/25 người mẹ có kết luận “nguy cơ cao” sẽ sinh con khỏe mạnh.

 

xét nghiệm dị tật thai nhi
 

Trong quá trình thăm khám nếu bác sĩ thông báo trong vùng “nguy hiểm” thì người mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng vì đó chưa phải kết luận cuối cùng. Cách tiếp theo để phát hiện Down và bất thường nhiễm sắc thể ở bé là chọc dò ối hoặc CVS. Kết hợp với xét nghiệm máu nhằm đo mực HCG và protein PAPP-A (những bé mắc Down có hàm lượng hCG cao và PAPP-A thấp). Lúc này, việc chẩn đoán hội chứng Down ở bé có thể chính xác đến 90%. 
Những xét nghiệm nào kết hợp với xét nghiệm Down để cho kết quả chính xác?
-    Thai nhi 11-13 tuần tuổi: Kết hợp xét nghiệm PAPP-A, Free- β HCG giúp cho kết quả chuẩn xác nhất.
-    Thai nhi 16-18 tuần tuổi: Kết hợp triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol) để xác định bệnh down và các khiếm khuyết ống thần kinh.
>>> xem thêm: xét nghiệm cần làm khi mang thai

 

 
zalo
Thông Báo
Đóng