Đăng ký khám


Lưu ý tình trạng huyết áp thấp ở mẹ bầu

Tụt huyết áp khi mang thai là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí có thể bị ngấp xỉu. Vậy tụt huyết áp có nguy hiểm k? Những thông tin sau sẽ giúp cho mẹ bầu có những kiến thức đầy đủ hơn về cách phòng tránh tình trạng huyết áp thấp ở mẹ bầu.

1.    Huyết áp thấp là gì?

Các hướng dẫn hiện tại xác định chỉ số huyết áp bình thường là dưới 120mm Hg tâm thu(số trên cùng) trên 80 mm Hg tâm trương(số dưới cùng). Các bác sĩ thường xác định bạn bị huyết áp thấp nếu chỉ số ở dưới 90/60mmHg. Có một số tình trạng huyết áp thấp "đi suốt" cuộc đời mà không có dấu hiệu gì của tình trạng này.

2.    Nguyên nhân gây huyết áp thấp khi mang thai:

Tình trạng tụt huyết áp khi mang thai thường gặp ở phụ nữ có thể trạng gầy ốm, thiếu máu, ăn ít, không cung cấp đủ vitamin 12, acid filic hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính...
Nguyên nhân chính gây huyết áp thấp khi mang thai là do lưu lượng máu trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng lên 1,2 - 1,5 lần so với bình thường để có thể cung cấp đầy đỉ cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu thai kỳ, hormon progesterone được sản sinh nhiều hơn nên dễ gây giãn mạch máu và hạ huyết áp.

bà bầu bị tụt huyết áp
Tình trạng huyết áp thấp mẹ bầu thường hay gặp phải 

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác đó là:
- Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Suy tuyến giáp
- Mang thai đôi, ba,...
- Chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng.

3.    Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp khi mang thai:

Hầu như các trường hợp huyết áp thấp là mạn tính. Bởi vậy, nhiều người đã quen và thích nghi với mức huyết áp này nên không cảm thấy rõ các dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên đến thời kỳ mang thai, các triệu chứng huyết áp thấp có thể xuất hiện nhiều hơn trong suốt thai kỳ. Đó là:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng, nhất là khi đổi tư thế.
  • Đau đầu, thiếu tập trung trong tất cả mọi việc
  • Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt và thiếu sắc hồng.
  • Tinh thần bất ổn, dễ cáu gắt, tức giận.
  • Cảm thấy lạnh nhưng cơ thể lại vã mồ hôi. 

4.    Sức khỏe mẹ bầu ảnh hưởng như thế nào khi bị tụt huyết áp:

Thông thường, huyết áp ổn định sẽ nằm vào khoảng 120/80mmHg đến 140/90mmHg. Huyết áp cao là khi mức huyết áp lên vượt quá 140/90mmHg. Ngược lại, bà bầu bị tụt huyết áp được xác định khi mức huyết áp thấp hơn hoặc bằng 100/60 mmHg.
Tuy chứng tụt huyết áp không phổ biến và gây hại nhiều như chứng cao huyết áp nhưng mẹ bầu bị huyết áp thấp sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, dễ ngã, từ đó dễ gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi trong bụng. Nguy hiểm hơn, tụt huyết áp có thể làm mẹ bầu bị ngất do thiếu oxy truyền lên não và các bộ phận trong cơ thể. Và vì đó, thai nhi có thể cũng sẽ không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển.

tình trạng huyết áp thấp ở mẹ bầu
Mệt mỏi, đau đầu... dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi mẹ bầu bị tụt huyết áp

Do vậy, việc kiểm tra huyết áp là một “thủ tục” không thể thiếu khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ. Nhờ vào kết quả kiểm tra này mà bác sĩ sẽ có một cái nhìn tổng quát về tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi.

5.    Điều trị huyết áp thấp khi mang thai:

Huyết áp thấp thai kỳ không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trước và sau khi sinh. Do vậy, các mẹ cần chú ý chăm lo cho sức khỏe của bạn thân. Bên cạnh đó, chị em tham khảo một số lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia:
- Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng lưu lượng máu trong cơ thể, nhờ đó khắc phục tình trạng huyết áp thấp.
- Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái: Các mẹ bầu có thể tham gia các lớp học yoga, thiền để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp.
- Khám thai định kỳ: siêu âm thai và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng huyết áp thấp thai kỳ.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya: Thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân có thể gây hạ huyết áp ở các mẹ bầu, do vậy các mẹ nên cố gắng đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày, đồng thời ngủ sau khi ăn trưa để đảm bảo lượng máu lên não đầy đủ tránh tình trạng hạ huyết áp do máu dồn xuống dạ dày tiêu hóa thức ăn quá nhiều.
- Ăn mặn hơn: do natri trong muối có thể làm tăng huyết áp, nên các mẹ bầu mắc chứng huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường một chút
- Không nên đột ngột thay đổi tư thế: Đang nằm mà đột ngột ngồi dậy hay đứng lên rất dễ gây tụt huyết áp do cơ thể chưa kịp thích nghi, máu chưa được đưa tới khắp cơ quan trong cơ thể.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh tình trạng quá đói là một cách giúp giảm tình trạng huyết áp thấp ở các mẹ bầu.

Trong giai khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ rất nhạy cảm, do vậy các bác sỹ sẽ hiếm khi chỉ định sử dụng thuốc cho các mẹ bầu, nhất là với chứng huyết áp thấp khi mang thai. Các mẹ cần chú ý thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, bên cạnh đó nếu có khó khăn gì về mặt tâm lý, hãy chia sẻ với chồng hoặc người thân, tránh để lâu dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

phòng lưu viện tại bệnh viện đa khoa bảo sơn
Không gian phòng ốc Thai Sản tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn mong muốn được đồng hành cùng các mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh con, đồng thời mang tới cho các mẹ những dịch vụ tiện ích từ hệ thống y tế đẳng cấp đậm phong cách Hàn Quốc. Dịch vụ Thai sản trọn gói của bệnh viện được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và nguyện vọng của mọi bà mẹ khi mang thai với tiêu chí an toàn là trên hết. Các gói thai sản được thiết kế đa dạng, giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn với chế độ chăm sóc và theo dõi thai phù hợp với nhu cầu và tài chính của gia đình.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

 

 

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat