icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

12/05/2021

Mẹ nên thực hiện xét nghiệm tiền sản giật khi nào?

Trong quá trình thai kỳ việc xét nghiệm tiền sản giật vô cùng cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ về xét nghiệm tiền sản giật như thế nào. Bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ về xét nghiệm này là chìa khóa hữu hiệu để mẹ có hành trình mang thai khỏe mạnh và sinh con an toàn.

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ, đặc trưng bởi ba triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Tiền sản giật có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi. Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể gây tổn thương đa cơ quan (não, thận, gan) của thai phụ, nặng hơn nữa, khi tiến triển thành sản giật, tính mạng của cả thai phụ và thai nhi đều bị đe dọa. Trên thực tế, đa số thai phụ bị tiền sản giật vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh.

xét nghiệm tiền sản giật
Theo dõi thường xuyên các chỉ số huyết áp trong suốt thai kỳ giúp mẹ kiếm soát tốt hơn về sức khỏe

2. Xét nghiệm tiền sản giật khi nào?

Thường tiền sản giật sẽ xuất hiện từ tuần 37 của thai kỳ, cũng có những trường hợp xuất hiện từ tuần 25 đến 28. Đôi khi sẽ xuất hiện từ tuần 21 với những trường hợp này không nhiều.

Dấu hiệu sớm của tiền sản giật có thể là:

- Huyết áp đột ngột tăng cao, thường trên 140/90 mmHg.

- Có protein trong nước tiểu, thường Albumin niệu lớn hơn 300 mg/24h.

- Đi tiểu ít, thiểu niệu, hoặc có vấn đề về thận.

- Đau đầu, đau bụng trên, nôn và buồn nôn.

- Thay đổi thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng.

- Giảm lượng tiểu cầu trong máu < 100.000/mm3

- Chức năng gan suy giảm.

- Khó thở do có dịch trong phổi.

- Phù toàn thân.

Một số yếu tố nguy cơ của tiền sản giật bao gồm:

- Bản thân hoặc gia đình có tiền sử bị tiền sản giật.

- Tuổi thai phụ trên 40 tuổi.

- Béo phì

- Đa thai

- Tiền sử: tăng huyết áp mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh hệ thống (ví dụ: Lupus ban đỏ,...)

3. Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

  • Xét nghiệm nước tiểu:

Là một trong ba bước quan trọng trong quá trình xét nghiệm sàng lọc khi mang thai giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số Protein(đạm) có trong nước tiểu để đưa ra kết quả về mức độ mắc bệnh và đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu lượng protein trong nước tiểu vượt mức cho phép khoảng 7.5 -20 mg/dL hoặc 0.075 - 0.2 g/L ở tuần thai thứ 37 -39. Trong tuần thai này, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc nhiễm độc huyết. Đặc biệt là trường hợp huyết áp tăng, phù chân và tay thì bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra tiền sản giật ngay.

- Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm này lấy máu từ tuần 11 đến tuần 13 để đo nồng độ PIGF. PIGF được biết đến là một protein tiền sinh mạch máu có vai trò trong việc điều hòa mạch máu của bánh nhau và chức năng của nội mô trong suốt quá trình thai kỳ. Thông thường nống độ PIGF sẽ cao trong 6 tháng đầu và có xu hướng giảm dần ở 3 tháng cuối. Đối với mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật, chất này sẽ giảm nhiều trong máu của mẹ trong suốt quá trình mang thai.

xét nghiệm máu thai kỳ
Xét nghiệm máu giúp cho mẹ bầu biết được có bị tiền sản giật hay không?

- Siêu âm thai:

Siêu âm thai được thực hiện nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi. Siêu âm thai điều độ sẽ ước lượng kiểm tra nước ối trong tử cung, đo trở kháng động mạch tử cung từ đó đảm bảo sự an toàn của con. Nếu mẹ có mắc tiền sản giật thì chỉ số trở kháng động mạch cũng sẽ tăng lên.

- Đo sức khỏe của thai nhi:

Kiểm tra nhịp tim sẽ phản ánh được sức khỏe của thai nhi trong quá trình vận động. Kết quả của đo sức khỏe thai nhi sẽ được kết hợp với dữ liệu từ siêu âm thai để tạo nên trắc đồ sinh lý học của trẻ về hoạt động hô hấp, cũng như chuyển động của thai nhi và lượng nước ối hiện đang có trong tử cung.

Ngoài ra tùy vào từng trường hợp thì các bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm thêm 1 số các xét nghiệm

+ Điện giải đồ và dự trữ kiềm 

+ Kiểm tra chức năng đông chảy máu toàn bộ.

4. Cách phòng ngừa tiền sản giật như thế nào?

Hiện tại nguyên nhân dẫn tới tiền sản giật vẫn chưa có kết luận rõ ràng và gây nhiều tranh cãi. Do đó, không có cách nào phòng ngừa tiền sản giật một cách tuyệt đối.

Các nghiên cứu đang tích cực tìm ra phương pháp để phòng ngừa tiền sản giật. Vậy nên các mẹ bầu cần lưu ý và quản lý quá trình thai nghén là vô cùng nghiêm trọng. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường thì cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tê gần nhất để có phương pháp điều trị thích hợp.

thai sản trọn gói bảo sơn

Mẹ bầu có thể tham khảo những hướng dẫn sau để giảm nguy cơ tiền sản giật:

  • Khám thai định kỳ: cách tốt nhất để thai phụ và thai nhi luôn trong trạng thái khỏe mạnh trong suốt thai kỳ là thực hiện quản lý thai nghén khám thai định kỳ. Qua đó bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu, sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ,... cùng nhiều yếu tố khác nhằm sớm phát hiện ra những triệu chứng và dấu hiệu không chỉ của tiền sản giật mà còn cả những bệnh lý khác nếu có.

  • Tự theo dõi cần nặng và huyết áp: nếu thai phụ có tiền sử tăng huyết áp trước khi mang thai hãy thông báo cho bác sĩ ngay lần khám theo dõi để có phác đồ điều trị thích hợp nhất.

  • Làm giảm áp lực máu: bác sĩ có thể hướng dẫn thai phụ một số phương pháp như nằm nghiêng bên trái khi nghỉ ngơi, hoặc chỉ định uống bổ sung canxi,...Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ dưỡng chất, cân đối các thành phần dinh dưỡng, nhiều rau xanh, hoa quả,...

Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

 
zalo
Thông Báo
Đóng