25/01/2021
Mẹ bầu ngăn ngừa rối loạn đường huyết trong thai kỳ như thế nào?
Rối loạn đường huyết có nguyên nhân từ nguồn thức ăn và lối sống hằng ngày. Bởi thế, để ngăn ngừa tình trạng này trong thai kỳ, mẹ bầu có chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân đối.
1. Rối loạn đường huyết là gì?
Rối loạn đường huyết là tình trạng đường trong máu tăng cao, nhưng vẫn chưa đến ngưỡng giá trị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, còn được còn gọi là tiền tiểu đường. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, đột quỵ.
2. Rối loạn đường huyết xảy ra khi nào?
Khi có sự bất thường tại bất kỳ một giai đoạn nào của chu trình chuyển hóa đường, rối loạn đường huyết sẽ xảy ra. Theo tổ chức Y tế thế giới(WHO), rối loạn đường huyết hay tiền tiểu đường được chẩn đoán khi có một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Đường huyết khi đói (nhịn đói ít nhất 8h): 5.6 – 6.9mmol/l (101 – 125mg/dl)
- Đường huyết ngẫu nhiên: 7.8 – 11.1mmol/l (140 – 200mg/dl)
- HbA1c (đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong 2 – 3 tháng): 5.7 – 6.4%
Mẹ bầu nên thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tiểu đường trong suốt thai kỳ để phát hiện sớm những bất thường
3. Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết:
Nguyên nhân chính xác của rối loạn đường huyết vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn đường huyết, bao gồm:
-
Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước hoặc từng sinh con nặng trên 4kg.
-
Đã có bệnh tăng huyết áp
-
Có người thân mắc bệnh đái tháo đường
-
Không vận động thường xuyên.
-
Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều chất bột đường.
Triệu chứng rối loạn đường huyết thường không rõ ràng, lượng đường có thể tiếp tục tăng mà không hề hay biết. Tuy nhiên, một số trường hợp có một vài dấu hiệu nhận biết như:
-
Thèm đường
-
Tăng cân khi vẫn sinh hoạt bình thường
-
Mệt mỏi, thiếu năng lượng
4. Tại sao cần quan tâm kiểm soát lượng đường huyết trong thai kỳ
Rối loạn đường huyết là hiện tượng lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường, nhưng thấp hơn mức của người bị tiểu đường. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, nó có thể diễn tiến thành đái tháo đường type 2, gây ra tác hại to lớn cho cả mẹ và em bé.
-
Đối với mẹ: đái tháo đường có thể gây ra các bệnh lý ở thận, tim, gây ra chứng tiền sản giật
-
Đối với em bé: có thể gây dị tật thai (vo sọ, não úng thủy, teo thận, thông liên nhất, thông liên nhĩ,…), sẩy thai, thai to, sinh khó,…
Cách tốt nhất để nhận biết rối loạn đường huyết đó là xét nghiệm máu.
Thai kỳ làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết, bởi đây là lúc thay đổi nội tiết tố của thai kỳ cộng với tâm lý lo lắng cho sức khỏe em bé khiến người mẹ thay đổi lối sống:
- Ít vận động hơn: Từ khi có thai, nhiều phụ nữ bỏ hẳn những hoạt động thể dục thể thao quen thuộc của mình vì lo lắng chúng sẽ làm ảnh hưởng đến bé. Không những vậy, sự nặng nề của chiếc bụng bầu khiến các bà mẹ lười vận động.
- Ăn uống theo sở thích: Sự gia tăng các nội tiết tố thai kỳ khiến nhiều phụ nữ thay đổi khẩu vị. Rất nhiều người cảm thấy thèm ăn ngọt. Một lượng đường đáng kể đã được dung nạp để thỏa mãn cảm giác thèm ngọt này, khiến lượng đường huyết của thai phụ thường xuyên ở mức báo động.
- Ăn nhiều: Thai kỳ là thời gian mà người mẹ thường ăn uống vô tội vạ bởi tâm lý “ăn cho hai người”. Chiếc bụng bầu ngày một to ra khiến cho sự kiêng khem, giữ ý cho cân nặng và vòng eo không còn được đề cao như trước. Đó là chưa kể tất cả người thân, bạn bè đều cổ vũ, động viên và tạo điều kiện tối đa cho các thai phụ thỏa mãn cơn đói thường xuyên của mình.
5. Phương pháp ngăn ngừa rối loạn đường huyết thai kỳ:
Theo các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa rối loạn đường huyết tiến triển thành tiểu đái tháo đường.
5.1.Điều chỉnh chế độ ăn uống:
- Hạn chế ăn tinh bột như cơm, bánh mì,...
- Hạn chế tiêu thụ nhiều đường vào cơ thể bằng cách không ăn bánh kẹo, nước ngọt,hạn chế các loại trái cây nhiều đường: xoài, chôm chôm,...
- Cắt giảm chất béo không tốt trong khẩu phần ăn: không dùng mỡ động vật, tránh các món chiên xào,...
- Tăng cường các loại rau củ trong bữa ăn, đặc biệt là các loại rau của ít hàm lượng bột và calo như bông cải xanh, cà rốt,....
- Kiểm soát cân nặng, tránh việc tăng cân quá nhanh và quá nhiều trong suốt thời gian mang thai.
5.2. Tăng cường vận động:
- Khi vận động, cơ thể sử dụng đường để chuyển hóa thành năng lượng. Điều này sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu không chỉ có chỉ định từ bác sĩ, mẹ hãy duy trì việc vận động trong suốt thai kỳ.
- Đừng ngồi hay nằm yên một chỗ mà thay vào đó hãy vận động khi có cơ hội như thỉnh thoảng đứng đi lấy nước khi ở văn phòng làm việc,...
- Tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày, lựa chọn các môn thể dục nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu như đi bộ, tập yoga,...
Mẹ bầu cần có chế độ luyện tập thể dục thích hợp để nâng cao sức khỏe
Tất cả các mẹ bầu đến khám và theo dõi thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn sẽ được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, đồng thời các bác sĩ chuyên khoa sản giàu kinh nghiệm trực tiếp theo dõi và đưa ra những tư vấn kịp thời, chính xác cho thai phụ, đảm bảo cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Để được tư vấn các dịch vụ Thai sản trọn gói, các mẹ bầu vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770