01/03/2019
Khám phụ khoa bao gồm những gì?
Khám phụ khoa là một việc cần thiết đối với bất kỳ chị em phụ nữ nào. Có rất nhiều chị em thường băn khoăn không biết khám phụ khoa bao gồm những gì, quy trình ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.
1. Tại sao phải khám phụ khoa?
Phụ khoa là từ dùng để chỉ những bộ phận liên quan đến cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng).
Các cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp lại đảm nhiệm chức năng mang thai, sinh con, bởi vậy đây là điều kiện dễ khiến phụ khoa mắc bệnh viêm nhiễm. Các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, ẩm ướt, mùi hôi ở bộ phận sinh dục nữ nếu không được chữa trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, vô sinh hoặc ung thư tử cung. Vì vậy, khám và loại bỏ các bệnh phụ khoa luôn là việc làm cần thiết đối với mỗi người phụ nữ.
Thăm khám phụ khoa khi có những biểu hiện bất thường
2. Khám phụ khoa bao gồm những gì?
Thực chất, khám phụ khoa là khám tổng quát toàn bộ các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm kiểm tra tổng quan và kiểm tra, khám xét bên ngoài vùng kín, khám âm đạo, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng…các bộ phận liên quan cơ quan sinh sản.
- Kiểm tra tổng quát: Bác sĩ tiến hành lấy thông tin về chiều cao, cân nặng, huyết áp, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, tiền sử bệnh lý làm cơ sở chẩn đoán, đưa ra phác đồ thăm khám cụ thể hơn.
- Khám cơ quan sinh dục: Kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, tầng sinh môn,... giúp phát hiện dấu hiệu bất thường. Trong quá trình kiếm tra, nếu nghi ngờ mắc bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…để phát hiện chính xác tình trạng.
Khám phụ khoa bao gồm những gì khi đến khám
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt đã được bôi trơn vào trong âm đạo, tử cung để quan sát kỹ hơn các dị dạng ở cơ quan sinh dục, tử cung nếu có. Nếu phát hiện tổn thương, bác sĩ sẽ lấy một ít dịch từ cổ tử cung để xét nghiệm xem có chứa dịch khuẩn, hay có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không.
- Khám trực tràng: Ở bước này, bác sĩ phụ khoa sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn đưa vào trực tràng để kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra có khối u nào không. Ngoài ra, thực hiện một số xét nghiêm khác.
- Khám vùng ngực: Khám vú là bước quan trọng giúp phát hiện những bất thường ở tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú. Các bệnh nhân sẽ phải tiến hành siêu âm nếu phát hiện có khối u sau khi kiểm tra vùng vú, xương đòn và nách.
- Khám vùng bụng: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng dưới của bạn để kiểm tra xem hình dạng, kích thước và vị trí tử cung, kiểm tra xem buồng tử cung có mở rộng không, có khối u nào không.
Ngoài ra, có thể làm một số các xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch cổ tử cung...
Theo lời khuyên của các bác sĩ khoa sản phụ khoa, chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo loại trừ các bệnh một cách triệt để nhất. Độ tuổi phù hợp để khám phụ khoa là từ 21 tuổi hoặc sau 3 năm kể từ khi có quan hệ tình dục lần đầu.
|
Các chị em điều trị viêm lộ tuyến, ngứa vùng kín, bệnh phụ khoa có thể thăm khám bác sĩ chuyên khoa phụ sản, theo dõi tình hình bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa, phòng tránh các nguy cơ mà bệnh có thể mang lại. Mọi thông tin xin vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 và Hotline 091 585 0770 hoặc đăng ký qua http://viemlotuyen.baosonhospital.com/
>>> xem thêm: viêm lộ tuyến tử cung