Đăng ký khám


Đau hậu môn

Đau hậu môn là một trong những bệnh thường gặp ở bất cứ ai. Những cơn đau có thể xảy ra trước, trong và sau khi đi vệ sinh ( đại tiện ). Ban đầu biểu hiện của nó chỉ là ngứa nhẹ và gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau hậu môn và cũng có thể điều trị khỏi bệnh một cách dễ dàng. Nếu tình trạng ngứa, rát kéo dài kèm theo sốt thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên về hậu môn – trực tràng để thăm khám ngay lập tức….

Đau hậu môn gây ra tình trạng ngứa, rát khó chịu hàng ngày
Đau hậu môn gây ra tình trạng ngứa, rát khó chịu hàng ngày ( Ảnh minh họa )

Một số nguyên nhân gây đau hậu môn và cách điều trị:

1. Các bệnh về da

Các bệnh về da thường ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau của cơ thể (như vảy nến, mụn) và cũng có thể ảnh hưởng đến cả da vùng hậu môn. Ngứa hậu môn, chảy máu, đau có thể đến và đi. Ở một số trường hợp bệnh cần phải lấy sinh thiết phần da bị bệnh. 

Điều trị phụ thuộc vào kết quả giải phẫu bệnh sau khi sinh thiết và khám xét. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp bệnh mau khỏi hơn.

2. Trĩ ngoại tắc mạch
 
Nguyên nhân này do trong búi trĩ vùng sát rìa hậu môn có một cục máu đông. Nếu cục máu to sẽ gây đau mỗi lúc bạn đứng lên, ngồi xuống hay đi lại…Ngoài ra bệnh nhân rất dễ bị chảy máu ở khu vực đó.

Cách điều trị trĩ ngoại tắc mạch:

Dùng 1 chậu nước ấm có pha thuốc giảm đau, thuốc làm mềm phân sau đó ngâm vùng hậu môn vào chậu.

Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể điều trị bằng cách sử dụng phẫu thuật loại bỏ cục máu đông một cách dễ dàng và nhanh chóng.

3. Áp xe và rò hậu môn
 
Áp xe và rò hậu môn là những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khó chịu cho người bệnh. Áp xe hậu môn là 1 ổ chứa mủ ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng còn rò hậu môn là đường dẫn những bã tuyến bị nhiễm trùng ở bên trong ra ngoài vùng da cạnh hậu môn

Áp xe hậu môn nguyên nhân gây đau hậu môn

Cách chữa áp xe và rò hậu môn:

Việc phẫu thuật mổ dẫn lưu mủ ổ áp xe bên trong hậu môn là điều bắt buộc để có thể điều trị bệnh. Phẫu thuật được diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng, nếu bệnh có các diễn tiến phức tạp khi đó cần phải phẫu thuật nhiều lần để có thể điều trị hoàn toàn được bệnh

 4. Nứt kẽ hậu môn
 
Ống hậu môn được bao quanh với các cơ và là phần nối tiếp của trực tràng, phần cuối cùng của đường tiêu hoá. Nứt kẽ hậu môn là khi xuất hiện một vết rách, xước nhỏ nằm ở vùng hậu môn. Và vết nứt này thường hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác của hậu môn, như là bệnh trĩ. 

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn:

Chữa bệnh bằng cách sử dụng chế độ ăn uống nhiều chất xơ, sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng và ngâm vùng hậu môn vào nước ấm nhiều lần trong ngày.

Đối với các vết nứt mãn tính thì có thể sử dụng phẫu thuật để giúp cơ thắt có thể thả lỏng dễ dàng từ đó giảm đau co thắt giúp vết nứt nhanh liền hơn.
  

5. Nhiễm nấm hoặc các bệnh truyền nhiễm qua đường quan hệ tình dục
 
Những bệnh nhân nhiễm nấm hoặc nhiễm qua đường quan hệ tình dục có thể bị đau mức độ ít hoặc vừa ở vùng hậu môn trực tràng. Đau hậu môn có thể do bị một số bệnh di truyền như bệnh lậu, chlamidia, herpes, giang mai, virus HPV (virus human papilloma) và một số bệnh khác. Khi đó các cơn đau này sẽ thường không xảy ra khi đi đại tiện, ngoài ra các dấu hiệu kèm theo đó là chảy dịch, cháy máu nhẹ hoặc ngứa vùng hậu môn. 

Cách điều trị: 

Sử dụng một số loại thuốc uống trực tiếp hoặc thuốc bôi tại vùng hậu môn trị nấm…
 

6. Ung thư hậu môn
 
Hầu hết các trường hợp đau hậu môn thường không liên qua đến ung thư, những khối u có thể gây chảy máu, xuất hiện khối bất thường, thay đổi thói quen đại tiện và đau ngày càng tăng theo giời gian. Nếu bạn bị chảy máu và đau ở hậu môn mà không hết, hoặc nặng dần lên bạn nên đến gặp ngay bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng. Khi gặp bác sỹ, bạn sẽ được khám hậu môn với ống soi nhỏ  để tìm kiếm những bất thường ở vùng hậu môn và làm sinh thiết khối bất thường. Nếu đau trở nên tồi tệ khi thăm khám ở phòng khám bác sỹ của bạn sẽ yêu cầu gây mê đề thăm khám được dễ dàng và chính xác hơn. 

Điều trị ung thư hậu môn hoặc các khối u khác vùng hậu môn  là sự phối hợp các phương pháp, hoá trị, xạ trị và phẫu thuật.

Đau hậu môn như thế nào thì cần gặp bác sĩ

Bạn nên gặp bác sỹ nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau tái phát hoặc không hết
  • Chảy máu hậu môn liên tục
  • Cảm thấy có khối u bất thường ở hậu môn

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào cần đến sự tư vấn của các bác sĩ hàng đầu tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn xin quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 0915850770 hoặc website https://baosonhospital.com. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat