Đăng ký khám


Bệnh táo bón - Cách phòng tránh và điều trị

Táo bón là tình trạng đi đại tiện khó khăn và đau đớn hoặc người có triệu chứng giảm số lần đi nặng. Mỗi lần đi ngoài thì có dấu hiệu nhận biết rõ ràng là phân nhỏ và cứng có lẫn máu dù đã bổ sung rất nhiều rau, hoa quả….Khi đó chúng ta cần phải đến gặp bác sĩ và sử dụng một số loại thuốc điều trị táo bón để có thể chấm dứt các triệu chứng kể trên. Sau đây mời bạn cùng Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh táo bón cũng như các biến chứng của bệnh và cách phòng tránh, chữa táo bón một cách hiệu quả:

Đau bụng, đi đại tiện khó khăn và đau đớn là một trong những triệu chứng chính của bệnh táo bón
Đau bụng, đi đại tiện khó khăn và đau đớn là một trong những triệu chứng chính của bệnh táo bón ( Ảnh minh họa )

Nguyên nhân gây bệnh táo bón

Theo các bác sĩ tiêu hóa tại Bệnh Viện Bảo Sơn thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón như:

  • Thiếu chất xơ dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn và là nguyên nhân khiến phân bị cứng.
  • Không cung cấp đủ nước cho cơ thể khi đó thức ăn lưu trú tại dạ dày lâu hơn và vón lại thành từng cục gây ra tình trạng khó tiêu.
  • Cơ thể ít hoạt động như nằm hoặc ngồi nhiều khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Do căng thẳng mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh, đặc biệt là vùng hậu môn từ khiến tình trạng táo bón dễ xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn
  • Do lạm dụng thuốc tây quá nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hormone, dạ dày, ruột già….từ đó dẫn đến các triệu chứng khó tiêu.
  • Rối loạn tuyến giáp khiến cho chức năng hoạt động của đường ruột trong hệ tiêu hóa cơ thể kém hơn dẫn đến khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Nhịn đi đại tiện quá nhiều khiến phân ở lâu trong cơ thể nó sẽ hấp thụ hết nước khiến phân cứng hơn dẫn đến việc đi nặng khó hơn, đau hơn…
  • Người bị bệnh tiểu đường hoặc rối loạn thần kinh vận động….cũng là nguyên nhân khiến đường ruột hoạt động kém hơn dẫn đến khả năng bị táo bón cao hơn.

Biến chứng nguy hiểm khi bị táo bón thường xuyên

Theo Giáo sư Hà Văn Quyết nguyên Giám đốc Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội thì táo bón không phải là một căn bệnh khó chữa nhưng người bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các diễn tiến nguy hại đến sức khỏe như:

Đại tiện có lẫn máu: Do phân quá rắn khiến niêm mạc ống hậu môn trực tràng dễ tổn thương và bị rách từ đó gây ra hiện tượng này.

Biến chứng thành bệnh nứt kẽ hậu môn: khi tình trạng đại tiện lẫn máu không thuyên giảm nhiều khả năng tình trạng rách niêm mạc đã lan tới lớp cơ thắt của ống hậu môn khiến bệnh biến chứng thành nứt kẽ hậu môn gây đau đớn cho những lần đi đại tiện sau đó.

Biến chứng thành bệnh trĩ: Khi bị táo bón thường xuyên làm tăng áp lực xuống vùng hậu môn khiến khả năng diễn tiến thành bệnh trĩ cao hơn

Suy kiệt, nhiễm độc hệ tiêu hóa: Phân tồn đọng trong đại trực tràng lâu ngày khiến cho các loại vi khuẩn có hại dễ dàng phát triển từ đó sinh ra các chất độc hại và ngấm vào máu khiến người bệnh có khả năng bị nhiễm độc mãn tính.

Tắc ruột: Tình trạng phân rắn tích trữ một thời gian trong đại trực tràng có thể làm gia tăng khả năng tắc ruột cao hơn

Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn, trực tràng: Trong phân của người bị táo bón có rất nhiều chất độc hại như: axit lithocholic, axit deoxycholic…Vì vậy khi phân nằm lâu trong trực tràng thì sẽ làm tăng khả năng ung thư cao hơn người bình thường.

Tăng nguy hiểm cho những bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính như: huyết áp cao, bệnh tim mạch, người cao tuổi….do áp lực máu tăng sau mỗi lần rặn khi đi nặng gây ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não hoặc tắc mạch máu não…

Diễn tiến thành rò hậu môn, viêm ống hậu môn…: Khối phân ứ đọng gây sang chấn làm tăng khả năng viêm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn tăng nguy cơ gây bệnh

Tăng nguy cơ viêm ruột thừa: Do áp lực trong ruột tăng, phân và các chất thải bị ứ đọng khiến cho người thường xuyên bị táo bón sẽ mắc bệnh viêm ruột thừa cao hơn ngoài ra còn tăng nguy cơ bị thủng ruột….

Cách phòng tránh bệnh táo bón

  1. Hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, thực phẩm có nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn.
  2. Nên có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn cá thường xuyên.
  3. Mỗi ngày uống tối thiểu 2 lít nước để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
  4. Nên ăn các loại thực phẩm như: chuối, khoai lang luộc…giúp nhuận tràng.
  5. Không nên sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, đồ ăn cay nóng….
  6. Hạn chế ngồi quá lâu, nên vận động cơ thể thường xuyên
  7. Nên có chế độ sinh hoạt, tập thể dục hàng ngày…

Thuốc chữa bệnh táo bón

Phần lớn người bị bệnh táo bón sau khi được các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn kê một số đơn thuốc đã chấm dứt tình trạng khó chịu này. Một số loại thuốc chữa bệnh đó là:

  • Thuốc nhuận tràng cơ học: Cellulose, hemicellulose, gomme sterculia…. Đây là nhóm thuốc hòa tan trong nước và không hấp thụ trong ruột. Khi sử dụng các loại thuốc này trong khoảng 1-3 ngày thuốc sẽ giúp hấp thu nước vào phân tăng lượng phân và làm mềm phân.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: là các loại thuốc khi sử dụng làm tăng khả năng tích trữ nước trong ruột và kích thích quá trình đi đại tiện. Tùy vào các loại thuốc mà bác sĩ kê khi đó thời gian để thuốc có tác dụng là khác nhau.
  • Thuốc kích thích nhuận tràng: Thời gian công hiệu của thuốc vào khoảng 8-12 tiếng sau khi uống thuốc. Nó giúp quá trình nhu động ở ruột non và ruột già dễ dàng hơn từ đó giúp cơ thể có thể tự đào thải chất thải ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
  • Thuốc nhuận tràng làm trơn….

Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách phòng tránh và chữa trị bệnh táo bón để giúp bạn đẩy lùi nỗi lo và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp hay cần tư vấn và đặt lịch khám của các giáo sư bác sĩ hàng đầu tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn vui lòng liên hệ trực tiếp qua website https://baosonhospital.com hoặc Hotline 0915850770.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat