Đăng ký khám


Bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý phổ biến của hệ tiêu hóa gây đau, khó chịu kèm theo máu khi đi đại tiện. Vậy làm thế nào để biết được nguyên nhân, triệu chứng và đặc biệt là kinh nghiệm cũng như là cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn một cách tốt nhất thì chúng tôi mời bạn theo dõi bài viết sau đây:

Bệnh nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân chính gây bệnh

Những người đang bị một số căn bệnh như viêm loét đại tràng, các bệnh về đường ruột và bệnh tiểm ẩn hậu môn trực tràng….

Nứt kẽ hậu môn còn có thể bắt gặp qua một số trường hợp khi quan hệ tình dục qua hậu môn.

Thường xuyên bị tiêu chảy cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn. Do quá trình bị tiêu chảy lặp lại dẫn đến tổn thương và nứt các cơ vùng hậu môn.

Phụ nữ trong quá trình mang thai có nguy cơ mắc bệnh nứt hậu môn cao vào mỗi cuối chu kỳ mang thai của họ. Ngoài ra màng hậu môn cũng có thể bị rách trong quá trình sinh sản.

Bị táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh nứt vùng hậu môn. Khi bị táo bón quá trình thoát ra bên ngoài thì phân sẽ thường cừng và lớn gây tổn thương rách vùng hậu môn.

Co thắt cơ vùng hậu môn cũng là một trong các nguyên nhân làm phát triển khả năng bị rách, nứt. Do vùng hậu môn được kiểm soát bởi 2 vòng cơ là vòng ngoài và vòng trong. Nếu bị áp lực quá nhiều cơ vòng có thể co thắt bất thường gây là tình trạng giảm lưu lượng máu từ đó dẫn đến việc bị bệnh nứt kẽ hậu môn.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Sau đây là một số dấu hiệu và triệu trứng nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn mà các bác sỹ Chuyên khoa Hậu Môn Trực Tràng tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn đã cho biết:

  • Trong quá trình đầu của bệnh lý thường bạn sẽ bị đau rát vùng hậu môn mỗi khi đi vệ sinh và có thể kéo dài 4-5 tiếng sau đó.
  • Khó chịu ngứa ngáy quanh hậu môn kèm theo một vết rách trên da quanh hậu môn.
  • Đi vệ sinh xuất hiện máu dính vào giấy mỗi khi lau chùi vệ sinh.
  • Bị sưng hoặc có phần da thừa nhú hậu môn gần vết bị nứt, rách.

Khó chịu ngứa ngáy hậu môn là dấu hiệu nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn
Khó chịu ngứa ngáy hậu môn là dấu hiệu nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn

Những ai có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn?

Hiện nay hầu hết mọi lứa tuổi mọi giới tính đều có thể bị bệnh nứt kẽ hậu môn. Ở trẻ nhỏ đây là nguyên nhân thường gặp gây tình trạng chảy máu trực tràng ở trẻ sơ sinh gây rất nhiều lo lắng.

Một vết nứt kẽ hậu môn kéo dài dưới 6 tuần được gọi là nứt kẽ hậu môn cấp tính. Rạn nứt hậu môn mãn tính có các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần. Khe nứt hậu môn nguyên sinh không có nguyên nhân có thể nhận dạng, trong khi một vết nứt hậu môn thứ cấp có một nguyên nhân có thể nhận biết được.

Kinh nghiệm điều trị hiệu quả

Hiện nay kinh nghiệm điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn thường được phổ biến theo 2 cách đó là điều trị không phẫu thuật và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Cùng chúng tôi tìm hiểu các ưu nhược điểm của 2 loại hình điều trị bệnh lý này sau đây:

Cách điều trị bệnh không phẫu thuật:

Phương pháp này sử dụng thuốc và kem giúp làm giảm sự khó chịu từ các vết nứt hậu môn giúp vết thương mau lành hơn. Ngoài ra kèm theo đó là ngâm hậu môn trong nước ấm nhiều lần trong ngày và không được sử dụng xà phòng xoa lên vùng hậu môn điều này dẫn đến kích ứng hậu môn khó lành bệnh hơn.

Việc sử dụng kem thuốc bôi giúp giảm đau từ các vết nứt kẽ hậu môn cũng như giảm sự co thắt của các cơ hậu môn điều này có thể có các tác dụng phụ như: đau đầu chóng mặt, một số bệnh về huyết áp….

Bôi kem là cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn không phẫu thuật
Bôi kem là cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn không phẫu thuật

Điều trị bằng việc phẫu thuật:

Việc phẫu thuật là khâu cuối cùng khi không thể điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính bằng kem thuốc. Khi đó bác sỹ trực tiếp phẫu thuật cắt đi một phần của cơ vòng hậu môn từ đó vết thương mau lành hết đau rát khó chịu một cách nhanh chóng.
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất điều trị bệnh nứt hậu môn mà không có bất kỳ một tác dụng phụ nào. 

Chăm sóc sức khỏe

  • Hạn chế ăn uống các đồ cay nóng, chất kích thích như rượu, bia… tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả để nhuận tràng giảm táo bón.
  • Mỗi ngày uống tối thiểu 2 lít nước làm tăng quá trình lưu thông máu và tiêu hóa.
  • Không được ngồi xổm vì khi ngồi xổm áp lực lên hậu môn là rất lớn từ đó tăng khả năng bị rách hoặc nứt vùng hậu môn.
  • Đi vệ sinh một cách khoa học đúng giờ không được ngồi quá 15 phút.
  • Nếu có hiện tượng rát đau vùng hậu môn cần ngâm nước muối loãng ấm mỗi ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục để làm tăng quá trình tiêu hóa đường ruột hạn chế bị bệnh táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ…( các nguyên nhân chính gây bệnh nứt kẽ hậu môn )

Tại Bệnh Viện Bảo Sơn các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Hậu môn trực tràng đã cho hay “ Với sự tiến bộ phát triển của Y Học ngày nay thì việc phẫu thuật cắt một phần cơ vòng hậu môn là phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn triệt để nhất”. Đây là phương pháp diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn và không gây bất kỳ một tác dụng phụ nào ảnh hưởng tới sức khỏe. Để được tư vấn liên hệ đặt lịch khám của các chuyên gia tại BV Bảo Sơn mời bạn vui lòng liên hệ theo số Hotline 091 585 0770 hoặc website: https://baosonhospital.com. Xin cám ơn.

Mời bạn tham khảo thêm: Các triệu chứng nhận biết bệnh rò hậu môn

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat