Đăng ký khám


Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, triệu chứng & cách trị bệnh

NỘI DUNG CHÍNH

Hội chứng ruột kích thích là bệnh gì?
Nguyên nhân gây bệnh hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích
Các phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh hội chứng ruột kích thích
Biến chứng của hội chứng ruột kích thích
Người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Cách phòng tránh và chữa trị bệnh hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích ( Hình ảnh minh họa )

Hội chứng ruột kích thích là bệnh gì?

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý xảy ra khi cơ thể mắc một số triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khuôn phân thay đổi….đó chính là do ruột già ( đại tràng ) bị rối loạn( bệnh còn được gọi với tên khác là đại tràng kích thích, đại tràng co thắt….). Đây được coi là một trong những căn bệnh tiêu hóa phổ biến với tỉ lệ mắc bệnh cao từ 15-20%. Phần lớn người bị bệnh đều trong độ tuổi khoảng từ 40 đến 60.

Nguyên nhân gây bệnh hội chứng ruột kích thích

Hiện nay số người bị rối loạn đại tràng kích thích ngày càng tăng một cách đáng kể. Và theo một nghiên cứu của các Bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì phần lớn người bị bệnh rối loạn ruột này đều là do các nguyên nhân sau:

  • Do tâm lý: Những người làm việc với áp lực cao, người thường xuyên căng thẳng, mất ngủ….thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Vì vậy có thể nói “Tâm lý” là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hội chứng ruột kích thích.
  • Do ăn uống: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về tiêu hóa nói chung và hội chứng ruột kích thích nói riêng. Hầu hết bệnh nhân đều có các thói quen ăn uống vô tội vạ, ăn uống quá nhiều đồ chua cay, dầu mỡ…..
  • Do giới tính: Theo tính toán của Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn 2 lần so với nam giới….

Dựa vào một số nguyên nhân được nêu ở trên thì mọi người có thể nhận thấy rằng hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh rất khó có thể kiểm soát và khó điều trị một cách hiệu quả.

Triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích

Phần lớn người bị bệnh hội chứng ruột kích thích đều không có bất kì một biểu hiện chính xác nào. Vì vậy theo các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì dấu hiệu nhận biết bị rối loạn ruột chỉ có thể dựa vào một số triệu chứng lâm sàng như:

Thay đổi thói quen đi đại tiện

  • Trong lúc đi đại tiện thì cảm thấy đau khó chịu, liên tục bị táo bón phân cứng, nhỏ…Và tình trạng không thuyên giảm khi đã được sử dụng một số loại thuốc giúp nhuận tràng…
  • Người bị tiêu chảy, tiêu mót, phân lỏng….
  • Sau khi ăn thường có cảm giác khó chịu buồn đi đại tiện…

Đau bụng

Các vị trí đau thường gặp là vùng bụng dưới, cụ thể là ở góc phần tư dưới trái.

  • Đau bụng vùng dưới bên trái xảy ra một cách thường xuyên, cơn đau âm ỉ kéo dài.
  • Sau khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể bị đau bụng dưới.

Chướng bụng

Người bị đầy bụng chướng bụng mất cảm giác thèm ăn cũng là một trong những triệu chứng lâm sàng của bệnh hội chứng ruột kích thích.

Các triệu chứng khác

  • Căng thẳng, mệt mỏi…
  • Khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, nôn, rối loạn chức năng tình dục…

Các phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh hội chứng ruột kích thích

Do hội chứng ruột kích thích là một chẩn đoán loại trừ, nên xét nghiệm chẩn đoán cũng là xét nghiệm loại trừ các bệnh lý khác kèm theo bệnh sử đã khai thác để đưa đến kết luận cuối cùng cho hội chứng ruột kích thích:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm chuyển hóa để đánh giá toàn diện các rối loạn chuyển hóa và loại trừ tình trạng mất nước/điện giải ở bệnh nhân tiêu chảy.
  • Loại trừ chảy máu đường tiêu hóa bằng xét nghiệm máu ẩn trong phân
  • Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên Giardia: Tìm trứng và ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm vi sinh, kiểm tra phân tìm các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, tìm bạch cầu, tìm độc tố Clostridium difficile.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp (tùy bệnh nhân): Tầm soát cường giáp hoặc suy giáp.
  • Xét nghiệm canxi huyết thanh: Tầm soát cường cận giáp.
  • Xét nghiệm không đặc hiệu cho tình trạng viêm nhiễm: Tốc độ lắng hồng cầu hoặc CRP.
  • Các xét nghiệm huyết thanh hoặc sinh thiết ruột non để tầm soát bệnh celiac, đặc biệt là trong Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy chiếm ưu thế.
  • Xét nghiệm H2 hơi thở để loại trừ tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức ở những bệnh nhân tiêu chảy.
  • Chụp dạ dày ruột non: Tầm soát khối u, viêm nhiễm, tắc nghẽn và bệnh Crohn.
  • Chụp đại tràng cản quang kép: Tầm soát khối u và viêm.
  • Siêu âm túi mật: Khi bệnh nhân bị khó tiêu tái diễn hoặc đau sau ăn đặc trưng.
  • CT scan bụng: Tầm soát khối u, tắc nghẽn, và bệnh lý tuyến tụy.
  • Đo áp lực hậu môn có thể thấy phản ứng co thắt với tình trạng chướng trực tràng hoặc những vấn đề khác.
  • Nội soi đại tràng bằng ống mềm ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích để xác định tình trạng viêm hoặc tắc nghẽn xa.
  • Có thể chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng kèm sinh thiết cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân, có các triệu chứng kém hấp thu hoặc nếu nghi ngờ bệnh celiac.
  • Nội soi đại tràng ở những bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo như: chảy máu, thiếu máu, tiêu chảy mãn tính, lớn tuổi, tiền sử polyp đại tràng, tiền sử ung thư trong gia đình, giảm cân hoặc chán ăn.

Biến chứng của hội chứng ruột kích thích

Ruột là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng vì vậy khi bị rối loạn ruột thì bệnh nhân thường bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể….Và những rối loạn này thường sẽ lặp đi lặp lại dẫn đến tình trạng bệnh trở nên diễn tiến trầm trọng hơn như:

  • Trĩ
  • Sa trực tràng
  • Xuất huyết đại tràng
  • Thủng đại tràng... 

Vì vậy, khi được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc để điều trị bệnh hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát.

Người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Khi mắc bệnh đại tràng kích thích người bệnh nên lưu ý tới chế độ ăn như sau:

  • Hạn chế thức ăn không dung nạp, khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, đồ uống nhiều đường và có ga, hoa quả nhiều đường, chất kích thích, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt,...
  • Nếu bị táo bón, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh thức ăn khô, nước mắm, đồ nhiều gia vị,... vì dễ gây táo bón.
  • Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng thần kinh, tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ buổi sáng,...
  • Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Cách phòng tránh và chữa trị bệnh hội chứng ruột kích thích

Để có thể phòng tránh và chữa trị bệnh một cách hiệu quả thì mọi người cần tuân thủ một số vấn đề sau:

  • Biết lắng nghe, trấn an bệnh nhân, giải quyết những lo lắng, muộn phiền của người bệnh.
  • Giải thích rõ ràng, tường tận về bệnh sinh, bệnh sử tự nhiên của hội chứng ruột kích thích: Đây không phải bệnh có tổn thương thực thể tại ruột, là bệnh lành tính nhưng mạn tính, có những đợt biểu hiện rầm rộ nhưng có đợt bệnh không có triệu chứng.
  • Giải thích cho người bệnh biết về phương hướng điều trị là tập trung kiểm soát các triệu chứng khó chịu và việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ giúp làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì tùy thuộc vào từng triệu chứng của bệnh nhân khi đó các bác sĩ điều trị sẽ trực tiếp chỉ định sử dụng một số loại thuốc phù hợp để chữa bệnh như:

  • Thuốc điều trị tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran, Actapulgite, Smecta, Bismuth, Kháng sinh Rifaximin, Antibio, Lacteol, Enterogermina.
  • Thuốc điều trị táo bón: Igol, Equate, Normacol, Forlax, Lactulose, Sorbitol, Magie Sulfat, Bisacodyl, muồng trâu, picosulfat, Lubiprostone, Linaclotide, Eluxadolin.
  • Thuốc chống co thắt điều trị đau bụng và chướng bụng: Atropin, Buscopan, Meteospasmyl, Sapmaverin, Duspatalin,...
  • Nhóm thuốc triển vọng mới: tác dụng trên thụ thể 5-HT: Alosetron, Cilansetron, Prucalopride, Tegaserod,...
Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat