25/06/2019
Ung thư đường tiêu hóa: Căn bệnh nguy hiểm và cách phát hiện sớm
Ung thư đường tiêu hóa loại ung thư nguy hiểm bởi bệnh thường khởi phát với những triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Với số liệu thống kê từ Bộ Y tế, cứ 3 người mắc ung thư đường tiêu hóa thì 2 người tử vong khiến việc phát hiện sớm trở nên cần thiết hơn bao giờ.
Ung thư đường tiêu hóa: Con đường dẫn tới cửa tử
Ung thư đường tiêu hóa xảy ra do sự xuất hiện của các khối u ác tính trong các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, thực quản, đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, đường mật, gan.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, do các triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường không phát hiện, và khi các dấu hiệu trở nên rõ ràng thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Lúc này, khả năng điều trị và tiên lượng sống của người bệnh thấp, thậm chí có thể gây tử vong.
Ung thư đường tiêu hóa là một trong những ung thư nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong cao (Ảnh: Internet).
Ung thư đường tiêu hóa được chia thành 2 nhóm gồm ung thư đường tiêu hóa trên (gồm ung thư thực quản, ung thư dạ dày) và ung thư đường tiêu hóa dưới (gồm ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật và ung thư gan).
Hai nhóm ung thư đường tiêu hóa có sự khác biệt về dấu hiệu nhận biết. Với ung thư đường tiêu hóa trên, người bệnh thường gặp phải những triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thiếu máu, buồn nôn, sụt cân. Những người bị ung thư đường tiêu hóa trên thường có những dấu hiệu điển hình như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.
Nguyên nhân nào dẫn tới ung thư đường tiêu hóa?
Tính đến nay, Y học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân cụ thể dẫn tới ung thư đường tiêu hóa. Những yếu tố có thể dẫn tới nguy cơ ung thư đường tiêu hóa như:
- Chế độ ăn uống - sinh hoạt không lành mạnh: Những người ăn nhiều mỡ động vật, thịt, ít ăn rau xanh và chất xơ thì đều có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Những người bị ung thư dạ dày thì liên quan tới tiền sử nhiễm vi khuẩn HP, chất nitrosamin - những chất có trong dưa chua muối và thịt hun khói. Ung thư thực quản thì liên quan tới thói quen uống rượu và hút thuốc lá thường xuyên.
- Những người bị bệnh đường tiêu hóa: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư đường tiêu hóa. Những người mắc các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc không điều trị đúng, bệnh trở thành mãn tính sẽ tăng nguy cơ thành ung thư. Hoặc những khối polyp lành tính nếu không được cắt bỏ sớm, để lâu sẽ dễ chuyển sang ác tính.
- Tuổi tác và giới tính: Theo thống kê, hầu hết các trường hợp mắc ung thư đường tiêu hóa thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trên 40. Đặc biệt, tỷ lệ ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa thì nguy cơ cao sẽ mắc phải các bệnh lý ung thư. Đặc biệt, với ung thư dạ dày, những người trong gia đình dễ bị lây nhiễm vi khuẩn HP, hoặc thừa kế một số gen từ cha mẹ. Bởi vậy, với những người có người thân mắc ung thư đường tiêu hóa thì cần xét nghiệm sớm.
Cách điều trị ung thư đường tiêu hóa
Để điều trị ung thư đường tiêu hóa, hiện nay, có 3 phương pháp điều trị gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy vào loại và tình trạng ung thư mà bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng phương pháp nào hoặc kết hợp cả 3 phương pháp. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu với hầu hết các loại ung thư đường tiêu hóa.
Tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn rất cao nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm. Bởi vậy, phát hiện những dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm là rất cần thiết.
Cách phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa
Để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa, có thể sử dụng khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao hoặc xuất hiện những triệu chứng bệnh/ ung thư đường tiêu hóa.
Với người trên 40 tuổi hoặc có hội chứng dạ dày cần tiến hành soi dạ dày. Ngoài ra, nên làm xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại trực tràng 3 - 5 năm/lần. Đặc biệt, nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên.
Nội soi là một trong những cách tốt phát hiện sớm ung thư tiêu hóa.
Làm thế nào để phòng ung thư đường tiêu hóa?
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói, bị nấm mốc và có chứa các chất độc hại. Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm đã để quá hạn sử dụng.
- Bổ sung rau xanh, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, selen như: trà xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại rau xanh, cà tím… vào bữa ăn hằng ngày để tăng khả năng phòng chống ung thư đường tiêu hóa.
Hạn chế tối đa không hút thuốc lá sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa (Ảnh: Internet).
- Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm nhựa để đựng, che phủ đồ ăn, đặc biệt là hâm nóng thức ăn.
- Hạn chế tối đa sử dụng thuốc lá và rượu bia.
- Cần phải thận trọng với tất cả các cơn đau về tiêu hóa. Không tự ý sử dụng thuốc tiêu hóa.
- Nên thường xuyên khám sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tiêu hóa, phát hiện sớm ung thư.
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một địa chỉ uy tín thực hiện tầm soát ung thư, trong đó có ung thư đường tiêu hóa. Với Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhân viên y tá, điều dưỡng chu đáo, nhiệt tình, thân thiện, chăm sóc bệnh nhân với tinh thần: bệnh viện là nhà, bệnh nhân là người thân, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp có được kết quả nhanh và chuẩn xác.
Đặc biệt, trong tháng 6, khi lựa chọn tầm soát ung thư toàn diện tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách hàng sẽ nhận được:
- Giảm 10% cho nhóm 2 người trở lên.
- Hỗ trợ chi phí đi lại và ăn uống cho khách hàng.
- Tặng suất ăn trưa miễn phí tại khách sạn Bảo Sơn cho khách hàng và 1 người nhà.
- 02 vé Tham quan Công viên Thiên đường Bảo Sơn trị giá 700.000đ.
Để được tham khảo các gói tầm soát ung thư, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 website: https://baosonhospital.com.