icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

10/09/2019

Phương pháp "đẻ không đau" gây tê màng cứng - có thật sự an toàn?

Trong quá trình sinh nở có khoảng 70% sản phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội hoặc đau không thể chịu nổi khi chuyển dạ sinh con. Với sự tiến bộ của y học thì phương pháp đẻ không đau lại dang ngày càng được các bà mẹ lựa chọn cho chuyến vượt cạn của mình.

1. Phương pháp đẻ không đau là gì?

Là một phương pháp gây tê vùng được áp dụng cho giảm đau khi chuyển dạ. Thuốc tê được tiêm vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống (khoang NMC), thuốc gây tê sẽ được tiêm ngắt quãng hoặc bằng  bơm kim điện tự động, bơm liên tục với tốc độ rất nhỏ và ổn định cho tới khi em bé ra đời .Nhờ đó sản phụ sẽ được giảm đau để cuộc đẻ nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn, bé cũng ít bị sang chấn hơn.
Đa phần, phương pháp gây tê màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở từ 3 đến 8cm, nhưng cũng có thể được thực hiện sớm hơn nếu sản phụ cảm thấy đau nhiều hoặc trong một số trường hợp bệnh lý của người mẹ. Một vài trường hợp "đẻ không đau" cũng được thực hiện khi cổ tử cung đã mở nhiều hơn 8cm. Miễn là em bé vẫn chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.

2. Có nên tiêm thuốc đẻ không đau hay không?

Phương pháp đẻ không đau thường được bác sĩ tư vấn cho các sản phụ và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức khi sản phụ có nhu cầu và không bắt buộc đối với sản phụ.
Một liều thuốc tê giúp đẻ không đau được tiêm qua ống thông và khoang ngoài màng cứng, cơn đau chuyển dạ của sản phụ sẽ giảm hẳn sau khoảng 10 phút, tác dụng của thuốc giảm đau sẽ kéo dài trong khoảng 45 - 70 phút, Nếu quá trình chuyển dạ lâu có thể phải gây tê lại từ đầu hoặc tiêm thuốc. Gây tê ngoài màng cứng cho phép sản phụ nhận biết cơn gò tử cung và vẫn trải qua quá trình rặn đẻ bình thường. Bởi thế việc có nên tiêm hay không phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu của sản phụ.



Phương pháp gây tê màng cứng phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu và sức khỏe của sản phụ.

3. Tiêm thuốc gây tê màng cứng có hại không?

Những ưu nhược điểm về thuốc gây tê màng cứng, mẹ bầu cần nên tham khảo kỹ trong quá trình sinh nở của mình.
Lợi ích của giảm đau trong đẻ:
- Gây tê NMC có lộ trình giảm đau hiệu quả xuyên suốt cuộc chuyển dạ.
- Bác sĩ gây tê có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt loại thuốc,liều lượng và cường độ của thuốc. Thông qua đó bác sĩ sản khoa có thể chỉ huy được cuộc đẻ theo xu hướng tốt nhất cho thai nhi và cho mẹ.
- Vì hiệu quả của thuốc chỉ khu trú ở một vùng, sản phụ sẽ tỉnh táo và ý thức được toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con của mình.
- Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể ảnh hướng tới em bé.
- Đủ giảm đau khi có chỉ định can thiệp khác (VD: lấy thai bằng forcep, cắt tầng sinh môn, kiểm soát tử cung sau khi sổ rau, khâu tầng sinh môn…
- Nếu phải mổ lấy thai cấp cứu thì có thể sử dụng chính catheter NMC có sẵn để làm vô cảm khi mổ và làm giảm đau sau mổ.
Nhược điểm của phương pháp giảm đau này:
- Sản phụ phải nằm tư thế nghiêng người, cong lưng, hai đầu gối co sát lên cao trong lúc bác sỹ gây tê NMC- gây khó thở và khó chịu cho bụng bầu.
- Cơn co tử cung có thể phần nào bị ảnh hưởng bởi thuốc gây tê làm cuộc chuyển dạ kéo dài hơn nhưng khắc phục được bằng việc theo dõi tần số và cường độ cơn co tử cung nhờ monitoring  và điều chỉnh bằng thuốc.
- Thuốc gây tê dùng trong gây tê NMC có thể gây hạ huyết áp tạm thời và giảm lượng máu đến em bé khiến nhịp tim của bé giảm.Vấn đề này được kíp đỡ đẻ theo dõi chặt chẽ và được can thiệp điều trị ngay nếu cần thiết.
- Thuốc tê được dùng trong gây tê NMC có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của sản phụ. Nó cũng có thể khiến buồn nôn nhưng nhẹ và ít gặp hơn so với hình thức dùng thuốc gây mê toàn thân.
- Sau tê NMC có thể mất cảm giác buồn tiểu, vì vậy sản phụ được chỉ định đặt ống thông tiểu để hỗ trợ tiểu tiện.
- Sau khi đẻ, có cảm giác đau mỏi ở vùng lưng ở một vài sản phụ nhưng cảm giác này giống như ở các phụ nữ mang thai không làm gây tê NMC.
- Hiện tượng đau đầu sau khi đẻ với sản phụ dùng phương pháp tê NMC cũng thường xảy ra. Nếu chỉ thoáng qua và mức độ nhẹ thì không cần điều trị cũng sẽ tự hết , không để lại di chứng thần kinh gì. Nếu đau nhiều có thể  truyền dịch, dùng thuốc, hướng dẫn sản phụ tư thế nằm, cách ăn uống, nghỉ ngơi…).

4. Phương pháp đẻ không đau có hại không đối với em bé sơ sinh:

Thuốc tê sử dụng để gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho bé. Gây tê màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh(cảm giác đau) ở bà mẹ, không gây độc cho em bé. Huyết áp của mẹ trong quá trình gây tê phải được giữ ổn định và theo dõi thường xuyên hay điều chỉnh bằng thuốc sao cho an toàn cho bé.


Mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức về phương pháp đẻ không đau này

Nhằm mang đến cơ hội cho thật nhiều sản phụ được trải nghiệm dịch vụ đẻ không đau, nhẹ nhàng với chi phí vô cùng tiết kiệm, từ ngày 5/9 – 28/9, bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng các mẹ bầu nhiều ưu đãi đặc biệt khi đăng ký dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói:
- Giảm ngay 5 triệu đồng
- Miễn phí giường gấp cho người nhà
- Tặng bộ ảnh newborn cho bé
- Tặng bộ quà sơ sinh giá trị
- Đặc biệt, những mẹ bầu sinh mổ sẽ được tặng chi phí ăn ngủ cho người nhà trong suốt quá trình lưu viện trị giá tới 2 triệu đồng.

Bên cạnh đó, những khách hàng đăng ký gói dịch vụ gia tăng Thai sản Luxury trong thời gian trên còn được tặng thêm album ảnh Hành trình của bé và voucher ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng Hobbit (Công viên thiên đường Bảo Sơn).
Ngay từ bây giờ, các mẹ bầu có thể lựa chọn ngay cho mình gói dịch vụ sinh con an toàn, nhẹ nhàng để tận hưởng những tiện ích sang chảnh với một mức giá vô cùng hấp dẫn tại bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 599 858 và hotline 091 585 0770
>>> xem thêm:
 
bảo hiểm sức khỏe thai sản  
ngứa vùng kín trong thai kỳ

 

 
zalo
Thông Báo
Đóng