02/10/2019
Mẹ cần lưu ý những nguy hiểm khi sinh mổ lần 3 trong thai kỳ
Sinh mổ lần 3 thường có những nguy hiểm không lường trước nên các chuyên gia sản khoa khuyến cáo cho các mẹ không nên điều gì. Vết thương sinh mổ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai và sinh nở ở những lần sinh kế tiếp. Vậy sinh mổ lần 3 có những nguy hiểm nào?
1. Sinh mổ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu là tốt:
Theo các chuyên gia khuyên rằng những phụ nữ đã từng mổ đẻ trước đó thì tốt nhất nên để 3- 5 năm sau mới tiếp tục sinh con và cũng chỉ nên mổ đẻ 2 lần là thích hợp nhất. Tuy nhiên, nếu các cặp vợ chồng vẫn có ý định mang thai và sinh con lần 3 thì trước khi mang thai cần sự tư vấn của bác sĩ đẻ cân nhắc về việc sinh nở.
Khoảng cách giữa lần mang thai thứ 3 và sinh mổ thứ 2 thì nên cách nhau ít nhất 2 năm, khi vết sẹo đã bình phục hoàn toàn. Nếu chị em mang thai ót hơn 2 năm thì nguy cơ bị bục vết mổ ở lần sinh thứ 2 sẽ rất lớn. Đặc biệt là những thai phụ đã có 2 lần sinh mổ thì lần thứ 3 cần phải được theo dõi thai kỳ chặt chẽ để đề phòng tai biến sản khoa.
Phụ nữ đã từng mổ đẻ trước đó thì tốt nhất nên để 3- 5 năm sau mới tiếp tục sinh con
2. Những nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi sinh mổ lần 3:
Càng về những lần sinh mổ sau, những rủi ro mà mẹ gặp phải càng có khả năng cao và mức độ nặng hơn. Lần sinh mổ thử 3 này, mẹ sẽ phải “đối mặt” với các nguy cơ:
– Nứt, vỡ tử cung: Đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần sinh mổ thứ 3. Bởi ở 2 lần sinh trước, trên cổ tử cung của mẹ đã có một vết sẹo. Đây là nơi mà các cơ tử cung trở lên yếu nhất nên khi tử cung co thắt, nó có nguy cơ bị bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trục tiếp tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Nguy cơ này càng cao khi thời gian mang thai lần 3 sau sinh mổ lần 2 càng ngắn (dưới 18 tháng).
– Dính ruột: Những mẹ bầu càng sinh mổ nhiều lần thì khả năng ruột dính vào thành bụng, bàng quang, ruột càng cao.
– Bất thường về nhau thai: Vết sẹo trên tử cung làm tăng khả năng mẹ gặp phải các bất thường về nhau thai như: nhau bong non, nhau tiền đạo,… nên đòi hỏi các bác sĩ trong quá trình sinh mổ cần xử lý các bất thường này một cách khéo léo, đặc biệt là nhau cài răng lược, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh tử cung (bàng quang, ruột,…), dễ dẫn đến biến chứng băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung.
– Nhiễm trùng: Không chỉ có vậy, mẹ còn có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang nên thời gian nằm viện, điều trị kéo dài.
– Khả năng hồi phục chậm: Vì đã sinh mổ 2 lần sinh trước nên trong lần 3 này, cơ thể mẹ yếu hơn nhiều, khả năng hồi phục chậm và cũng phải chịu nhiều đau đớn hơn. Không những thế, việc mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa của cơ thể.
Mẹ bầu cần lưu ý những "nguy cơ tiềm ẩn" trong lần sinh mổ thứ 3
3. Những điều mẹ bầu cần chuẩn bị khi sinh mổ lần 3:
Tuy rằng đã được khuyến cáo rằng nên hạn chế sinh mổ lần 3 nhưng thực tế lại ngược lại. Có khá nhiều mẹ vẫn muốn đi ngược lại lời khuyên này. Để đảm bảo an toàn tối đa cho lần sinh mổ lần 3 mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Thời gian giữa sinh mổ lần 2 và lần 3 nên cách nhau từ 3-5 năm: Khoảng thời gian này đủ dài để vết mổ được liền, hạn chế được hiện tượng nứt, bục vết mổ khi bụng bầu to hơn và giảm bất thường về nhau thai.
- Chọn thời gian chỉ định sinh mổ sớm (khoảng từ 37 đến 38,5 tuần): Sinh mổ lần 3 không nên chờ vỡ ối, cũng không nên đợi đến cận ngày dự sinh. Tốt nhất khi thai nhi được 37 – 38,5 tuần, mẹ bầu nên nhờ bác sỹ can thiệp chỉ định mổ lấy thai sớm. Như vậy sẽ tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
- Thăm khám thai định kỳ cẩn thận hơn so với 2 lần mang thai trước: Chính vì lý do mang thai lần 3 sau 2 lần sinh mổ dễ gặp biến chứng về nhau thai nên mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ thường xuyên, cẩn thận hơn.
- Thời gian nghỉ sau sinh của mẹ sinh mổ lần 3 cần dài hơi hơn: Lần thứ 3 phải đẻ mổ khiến mẹ bầu mất sức nhiều hơn. Do vậy, họ cần thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.
>>> xem thêm:
siêu âm thai
bảo hiểm sức khỏe thai sản