icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

20/02/2019

Mang thai bị thủy đậu cần thận trọng như nào?

Thủy đậu là một bệnh do nhiễm virut tên là Herpes zoster. Nếu bạn đã từng nhiễm thủy đậu, cơ thể sẽ sản xuất miễn dịch chống lại virut. Khi virut xâm nhập cơ thể lần nữa thì sẽ bị tiêu diệt. Nhưng nếu chưa từng bị thủy đậu, nhất là trong khi đang mang thai cần phải thận trọng hơn tránh những trường hợp xấu nhất ảnh hưởng đến thai nhi.

1.    Nguy cơ nhiễm virut gây bệnh thủy đậu:

Bạn có thể nhiễm virut từ người đang mắc bệnh. Người nhiễm bệnh có thể truyền bệnh từ trước khi xuất hiện bóng nước 2 ngày cho đến khi các bóng nước này khô mài(đóng vảy). Như vậy, trường hợp có nguy cơ nhiễm khi:
- Tiếp xúc gần với người bệnh
- Đối diện với người mắc bệnh ít nhất 5 phút
- Ở cùng phòng với người bệnh ít nhất 15 phút
Từ khi bị nhiễm virut đến khi có biểu hiện, triệu chứng là khoảng 10 ngày đến 3 tuần, khoảng thời gian này chính là thời gian ủ bệnh.

2.    Cần làm gì khi mang thai có tiếp xúc với người bị thủy đậu:

Nếu thai phụ từng bị thủy đậu rồi thì không cần phải lo lắng nhiều, không cần làm gì cả. Bởi kháng thể của bạn có thể bản vệ bạn cũng như bảo vệ em bé của bạn. Trong trường hợp nếu chưa bị hoặc không chắn chán, hoặc thấy nổi bóng nước nghi ngờ thủy đạu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có thể biết rõ tình trạng của mình cũng như có được lời khuyên cần thiết từ bác sĩ.
>>> xem thêm: xét nghiệm cần làm khi mang thai



Thận trọng khi mang thai bị thủy đậu

3.    Khi mang thai bị thủy đậu sẽ bị ảnh hưởng gì?

Mặc dù tỉ lệ không nhiều nhưng vẫn có trường hợp thủy đậu gây những ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan... Nguy cơ này tăng lên ở nhóm những phụ nữ có sẵn bệnh lý ở phổi, hút thuốc, mang thai được 20 tuần tuổi. Ảnh hưởng của thủy đậu lên thai nhi tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh của mẹ:
- Giai đoạn thai dưới 28 tuần: Thai ít bị ảnh hưởng hơn so với các giai đoạn khác, dù có thể tổn thương thai nhi nhưng tỷ lệ không cao. Nếu ảnh hưởng, thai nhi có thể bị tổn thương ở mắt, tay chân, não... Trường hợp thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn này, nếu cần, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc và hướng dẫn cách theo dõi thai kỳ. Thai phụ cần thông báo cho bác sĩ khám thai nếu không theo dõi liên tục cùng với một bác sĩ để đánh giá thai ở giai đoạn sau
- Giai đoạn thai từ 28-36 tuần: Thai nhi có thể nhiễm virut nhưng không biểu hiện triệu chứng.
- Giai đoạn trên 36 tuần: Đây là giai đoạn ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu thai phụ sinh con trong vòng 7 ngày xuất hiện bóng nước hoặc tuần đầu sau sinh,  em bé có thể mắc thủy đậu nên sẽ được sử dụng thuốc dự phòng hay điều trị.
-  Thai phụ vẫn có thể cho con bú nếu mắc thủy đậu trong thai kỳ hay sau sinh, nhưng nếu bóng nước xuất hiện ngay đầu vú, bạn cần cho con bú bằng vú bên kia, bên bị bóng nước vắt sữa bỏ, chờ đến khi bóng nước khô, đóng vảy.


Phòng ngừa khi mang thai bị thủy đậu

4.    Mang thai bị thủy đậu sinh em bé khi nào là hợp lý?

Thời điểm sinh tùy thuộc tình trạng của sản phụ và thai nhi. Tốt nhất nên chờ lui bệnh, bạn bình phục, lý tưởng nhất là sau 7 ngày từ khi nổi bóng nước. Trong trường hợp bạn không đủ sức khỏe, có biến chứng khi bị thủy đậu bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm với bạn, có thể phải sớm hơn thời điểm dự đoán.
Như vậy, vai trò của tiêm ngừa là khá quan trọng. Nếu đã tiêm chích thủy đậu bạn sẽ không phải lo lắng về bệnh này khi mang thai. Còn khi thai phụ bị nhiễm thủy đậu hãy đến thăm khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất để tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

>>> tham khảo: siêu âm thai 3d4d

 
zalo
Thông Báo
Đóng