icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

07/06/2018

Khi nào cần nhổ răng khôn?

Không phải trường hợp mọc răng khôn nào cũng cần nhổ bỏ. Khi răng khôn mọc thẳng,  ít đau nhức, có thể vệ sinh bình thường thì không nhất thiết phải nhổ bỏ. Khi nào cần nhổ răng khôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố dưới đây.

Vì sao phải nhổ răng khôn?

Răng khôn (còn gọi là răng số 8 hay răng cối lớn thứ 3) là răng mọc cuối cùng, thông thường răng khôn mọc trong giai đoạn 15-25 tuổi, một số ít người sau 30 tuổi.

Đa số răng khôn đều mọc lệch vì xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng (mỗi hàm có 14 răng). Răng khôn mọc rất sâu trong khung hàm, khi diễn ra các hoạt động nhai, sự chu chuyển thức ăn không vào tận răng khôn, chính vì vậy răng khôn không có khả năng làm sạch, dễ gây ra sâu răng khôn, miệng có mùi khó chịu, tự ti trong giao tiếp.

Khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng bên cạnh và gây các tai biến như viêm lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt, gây đau đớn.

Khi nào cần nhổ răng khôn?

Thời điểm tốt nhất nhổ răng khôn là từ 18-25 tuổi khi chân răng khôn chưa bám cố định

Răng khôn không được xử lý sớm sẽ gây ra những cơn đau đơn khó chịu, thậm chí có thể gây nhiễm trùng. Đặc biệt, sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh.  

Các bác sĩ nha khỏe tại bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn cho biết, răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và không thể hoàn nguyên. Vì thế, khi thấy xuất hiện những cơn đau răng đầu tiên, cần đến các cơ sở y tế nha khoa để được kiểm tra và có thể được nhổ bỏ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe, tránh những biến chứng không mong muốn.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Thời điểm tốt nhất nhổ răng khôn của mỗi người là từ 18-25 tuổi, khi chân răng mới chỉ hình thành được một nửa, chưa bám sâu vào hàm. Khi tuổi càng cao, trường hợp phải phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn, quá trình lành thương, hậu phẫu kéo dài…

Ngoài trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch… phải nhổ bỏ, bệnh nhân cũng nên cân nhắc nhổ răng khôn trong các trường hợp sau:

- Răng khôn mọc gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng bên cạnh.

- Trường hợp không gây ra biến chứng nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.

- Răng khôn dù mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống gây lở loét nướu hàm đối diện.

Khi nào cần nhổ răng khôn 2

Khi răng khôn mọc lệch gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng... cần phải nhổ bỏ

- Hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

- Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

Cần làm gì trước khi nhổ răng khôn

Trước khi đi đến nhổ răng khôn, các bệnh nhân cần được xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định.

Trước ngày nhổ răng, bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…

Lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.

Nên nhổ răng vào buổi sáng, cần ăn sáng đầy đủ trước khi nhổ răng. Bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái, không nên quá căng thẳng trước khi nhổ răng. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

Nhổ răng khôn tuy chỉ là một tiểu phẫu, nhưng bệnh nhân cần lựa chọn các phòng khám uy tín để quá trình nhổ răng không gây ra các biến chứng hậu phẫu như ảnh hưởng dây thần kinh, máu chảy nhiều, nhiễm trùng, viêm nhiễm…

Để được tư vấn chính xác các trường hợp mọc răng khôn cần nhổ bỏ và xử lý răng khôn an toàn, không gây biến chứng với bác sĩ nha khoa giỏi tại Bệnh viện Bảo Sơn, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 59 98 58.

Xem thêm: 

Biến chứng nguy hiểm của răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn nên ăn kiêng gì?

 
zalo
Thông Báo
Đóng