12/10/2023
Biến chứng nguy hiểm của viêm VA
Trẻ bị viêm VA cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến tình trạng viêm VA mãn tính, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
1. Dấu hiệu viêm VA mãn tính ở trẻ em
Bản chất của VA là một tổ chức lympho đóng vai trò bảo vệ đường hô hấp trên giống như amidan. Viêm VA mãn tính là tình trạng VA quá phát sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần. VA phát triển mạnh ở lứa tuổi nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi.
Trẻ thường hay sốt vặt (hoặc thỉnh thoảng sốt), chậm phát triển so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh. Tai hơi bị nghễnh ngãng nên trẻ kém tập trung, đãng trí, não thiếu oxy do thiếu thở mạn tính.
Dấu hiệu đặc trưng của viêm VA mãn tính là chảy nước mũi và nghẹt mũi mạn tính:
- Khối viêm VA càng to thì nghẹt mũi và chảy nước mũi càng tăng, lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh hoặc chảy nước mũi mủ (bội nhiễm).
- Nghẹt mũi: Nghẹt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ nghẹt về đêm, nhiều sẽ nghẹt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn làm cho trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi.
Viêm VA dùng kháng sinh chưa chắn đã khỏi bệnh
2. Biến chứng khi bị viêm Amidan
Viêm V.A không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh thường xuyên tái phát, có thể gây ra tình trạng mạn tính khiến trẻ chậm phát triển thể chất và tinh thần. Một trong số các biến chứng phổ biến do viêm VA lâu ngày trẻ có thể gặp phải bao gồm:
- Biến chứng ở tai: Thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ, viêm xương chũm cấp do dịch viêm ở mũi lan vào tai thông qua lỗ vòi tai. Các bệnh về tai do biến chứng của viêm VA như viêm tai giữa thanh dịch thường tiến triển âm thầm, có thể không gây đau đớn nhưng lại làm giảm thính lực, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển ngôn ngữ, học tập của trẻ.
- Biến chứng ở mũi xoang: Viêm mũi xoang nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tấy tổ chức hốc mắt; Gây viêm xoang, viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm phổi; Nếu viêm xoang mũi kết hợp với viêm amidan quá phát còn gây biến chứng ngủ ngáy và các cơn ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp, vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
- Dị dạng sọ mặt: Biến chứng rối loạn phát triển khối xương mặt từ viêm VA mãn tính là do trẻ thường xuyên dùng miệng để thở, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô, mặt dài, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, không thể khép miệng, vẻ mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài.
Cẩn trọng biến chứng nguy hiểm do viêm VA ở trẻ
- Chậm phát triển thể chất và tinh thần: Trẻ bị VA thường xuyên nên hít thở không khí bị chậm gây giảm oxy não, chậm phát triển thể chất, trí tuệ. Trẻ có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ nếu biến chứng nặng. Khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, bị giật mình nghiến răng khi ngủ hoặc bị đái dầm.
3. Phương pháp nạo VA
Hiện tại nạo VA có thể áp dụng các phương pháp như: nạo bằng dao điện, nạo bằng dao siêu âm, nạo bằng laser thonium và plasma. Trong đó phương pháp nạo bằng dao Plasma vẫn được sử dụng phổ biến hơn cả.
Dao Plasma có cấu tạo gồm 2 phần: tay dao gắn với máy phát và lưỡi dao gắn vào đầu tay dao. Tay dao có gắn chip điện tử thông minh chỉ sử dụng trong vòng 24h. Sau 24h, tay dao sẽ ngừng hoạt động, buộc phải thay mới nếu muốn tiếp tục sử dụng hệ thống.
Thực hiện nhanh, đem lại kết quả lâu dài
Thời gian thực hiện phẫu thuật tai - mũi - họng bằng dao Plasma diễn ra nhanh gọn, chỉ khoảng 5 -15 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi nhanh, có thể trở lại sinh hoạt trong vòng 24h sau phẫu thuật.
Đặc biệt, tỷ lệ điều trị thành công bằng dao Plasma thông minh lên đến 98% và khả năng tái phát là tương đối thấp.
Nạo VA an toàn ở Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn
4. Nạo VA có nguy hiểm không?
Nạo VA mũi ở trẻ không nguy hiểm. Bởi đây là phẫu thuật phổ biến, diễn ra trong thời gian ngắn và không gây biến chứng. Ca phẫu thuật cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, khi bé thực hiện phẫu nạo VA mũi ở trẻ em ở những bệnh viện không an toàn thì có thể gặp những biến chứng sau:
- Hiện tượng chảy máu sau khi nạo VA mũi ở trẻ em: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em sau khi nạo VA mũi ở trẻ em. Sau 5-7 ngày sau khi phẫu thuật, lớp phủ phần vảy bong ra thì sẽ có hiện tượng chảy máu vùng mũi. Lúc này, bé chỉ cần tuân theo chế độ của bác sĩ thì sẽ ít gặp nguy cơ này
- Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật: Tình trạng này xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật không được vô trùng hoặc bé không kiêng khem theo chế độ của bác sĩ
- Trẻ bị rối loạn hô hấp: Do trẻ có sức đề kháng kém và dị ứng với thuốc mê
- Trẻ bị đổi giọng: Do quá nhiều không khí thoát ra từ vùng mũi hoặc do trẻ ăn đồ lỏng hoặc đồ quá đặc thoát ra vùng mũi. Nếu tình trạng này xuất hiện từ 4- 6 tuần sau phẫu thuật thì bé phải bác sĩ để được điều trị
Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra sau phẫu thuật thì bố mẹ cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn có khoa tai mũi họng để được các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều kinh nghiệm trực tiếp nạo VA mũi ở trẻ em.
5. Địa chỉ nạo VA uy tín tại Hà Nội
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh về VA uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng VA, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Đặc biệt, khoa còn sở hữu công nghệ dao Plasma thế hệ mới giúp quá trình phẫu thuật nạo VA trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn rất nhiều.
Đội ngũ chuyên gia đầu ngành cùng cơ sở vật chất hiện đại giúp Bảo Sơn trở thành địa chỉ khám Tai-Mũi-Họng uy tín
Để có thêm thông tin về các chương trình khuyến mại hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, vui lòng liên hệ Hotline 091 997 3194.
Đọc thêm bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về Hiệu quả của phương pháp nạo VA bằng dao Plasma tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn: https://www.baosonhospital.com/nao-va-co-nguy-hiem-khong