icon-hd
Hotline
091 585 0770
icon-hd
Tổng đài
1900 599 858
Đặt lịch
Khám bệnh
Tra cứu
Bệnh án

28/12/2017

8 điều cần biết bảo vệ mình khỏi ung thư vú

Ung thư vú là một căn bệnh hay gặp và chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các ung thư của nữ giới ở nhiều nước trên thế giới. Vậy làm thế nào để bảo vệ mình và người thân tránh được căn bệnh trên?

Trước khi mặt bắt đầu bị nổi mụn, hai bầu vú nhu nhú lên đã là lời nhắc nhở ta đang dậy thì, trở thành phụ nữ thực thụ. Ta yêu chúng, ta ghét chúng, ta muốn chúng lớn thêm, ta ước chúng đừng lớn thêm, ta tự hỏi vì sao một bên lại to hơn / bé hơn / tròn hơn / dẹp hơn bên còn lại, tại sao đàn ông lại lén nhìn chúng, và cả vì sao họ không lén nhìn chúng…

Phòng chống ung thư vú

Rồi thì đến lúc chúng ngừng lớn bất kể ta có muốn hay không. Và ta cũng thôi quá để tâm đến chuyện bên nào to hơn bên nào nhỏ, và cánh đàn ông thường chú ý đến chúng đến mức nào. Ta trở nên lo hơn về một điều khác: ung thư vú, vì ta thấy dường như tỷ lệ mắc bệnh này giờ đây sao mà nhiều quá.

Tuy nhiên, cũng có một tin vui đó là ta giờ đây có những cách kiểm soát tốt hơn tình trạng này. Mọi việc ta làm kể từ lúc mở mắt thức giấc - từ chuyện ăn uống vận động, tránh né những yếu tố nguy cơ… đều có thể làm giảm đi đáng kể khả năng cái án kia rơi xuống mình.

1. Hãy tìm hiểu xem mô ngực mình dày đến mức nào

Mô ngực dày sẽ khiến cho việc phát hiện ung thư bằng cách chụp X-quang trở nên khó hơn, trong khi lại làm tăng nguy cơ lên cao đến 6 lần. Bạn hãy đi khám để biết về mật độ mô ngực của mình. Nếu mật độ thấp, bạn vẫn cần đi khám định kỳ như thường. Nếu mật độ của bạn cao thì không có cách nào giảm thấp được (dù rằng mật độ này có xu hướng giảm đi theo thời gian), nhưng bạn có thể bảo vệ mình bằng cách làm thêm siêu âm, hoặc thực hiện chụp X-quang điện tử với độ tương phản cao hơn để có được kết quả rõ ràng hơn.

Tự kiểm tra ngực

2. Hãy năng vận động

Việc vận động tốt cho sức khỏe chúng ta theo nhiều cách khác nhau.Đầu tiên, việc này giúp kiểm soát cân nặng. Nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy rằng những phụ nữ bị tăng từ 10-15kg sau tuổi 18 cũng bị tăng nguy cơ ung thư vú đến 40% so với những người tăng không quá 3kg - do lượng mỡ tăng lên kéo theo lượng estrogen xấu trong cơ thể tăng lên, có thể kích thích tế bào ung thư. Thứ hai, việc vận động cải thiện tương quan tỷ lệ estrogen tốt và xấu, tỷ lệ này càng cao thì nguy cơ ung thư càng thấp.
Nhưng nói vậy không có nghĩa bạn phải lao vào luyện tập đêm ngày, theo các chuyên gia, mỗi tuần bạn có 5 ngày vận động cường độ vừa phải trong vòng 30 phút là đủ.

3. Tìm hiểu tiểu sử bệnh của gia đình - kể cả bên nội

Tuy “chỉ” có 5-10% các trường hợp ung thư vú xảy ra do di truyền, nhưng việc tìm hiểu này vẫn rất cần được thực hiện - với cả bên ngoại lẫn bên nội, và lưu ý cả đến cả các dạng ung thư khác. Các “đối tượng” mà bạn cần chú ý không chỉ là bố mẹ, anh chị em mà còn là ông bà cố, ông bà, cô chú bác, anh chị em họ, các cháu họ…

Trong trường hợp mẹ bạn bị ung thư vú sau khi mãn kinh, các chuyên gia đánh giá nguyên nhân là bệnh do tuổi tác hơn là do có vấn đề trong gen, nên nguy cơ của bạn chỉ cao hơn trung bình một chút, khoảng 2-5% thay vì là 30-40%.

4. Hạn chế tiếp xúc với bức xạ

Bức xạ có thể làm biến đổi DNA trong tế bào. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa bạn từ chối việc chụp X-quang ngực, vì việc này chỉ làm phát ra một lượng rất nhỏ bức xạ, mà nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn thì hoàn toàn không có gì đáng lo; tương tự như vậy với việc chụp X-quang trước khi làm răng, hoặc kiểm tra tại sân bay. Nói chung, khi bác sỹ đã yêu cầu bạn chụp X-quang vì lý do nào đó, cái lợi phát hiện được những vấn đề y tế tiềm tàng lớn hơn nhiều cái hại có thể tiếp xúc với bức xạ.

Hạn chế tiếp xúc bức xạ

5. Hãy cho con bú mẹ

Những phụ nữ liên tục cho con bú mẹ trong ít nhất 6 tháng giảm được 10% nguy cơ ung thư vú so với những người không làm điều này - đó là kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ. Lý do đó là việc cho con bú làm trì hoãn sự trở lại của “nguyệt san”, giảm số kỳ kinh trong đời và đồng thời giảm lượng estrogen mà cơ thể sản xuất ra. Vậy nên, sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và cũng tốt cho cả mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nữa!


6. Chọn lựa đúng thực phẩm

Các nghiên cứu liên tục đưa ra bằng chứng cho thấy việc chọn lựa thực phẩm hàng ngày quan trọng đến thế nào. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại đại học Harvard phát hiện thấy những phụ nữ có lượng carotenoid trong máu cao nhất có nguy cơ ung thư vú thấp hơn 19% so với những người có lượng thấp nhất. Carotenoids có trong các loại rau trái như rau lá xanh, cà rốt, ớt chuông đỏ… Các loại dưỡng chất từ thực vật khác như sulforaphane (có trong các loại rau họ cải), lycopene (có nhiều trong cà chua) cũng có thể bảo vệ chúng ta khỏi ung thư vú. Vậy nên các chuyên gia mới khuyên chúng ta nên ăn nhiều rau trái mỗi ngày, giảm thịt đỏ cũng như các thực phẩm chế biến sẵn, ngoài ra nên lựa chọn ngũ cốc nguyên cám để giảm nguy cơ bị các loại ung thư nói chung.

Lựa chọn đúng thực phẩm

Bên cạnh đó, bạn cũng hãy hạn chế việc uống rượu, thậm chí các chuyên gia cho rằng chỉ 1 ly/ngày thôi đã làm tăng nguy cơ đối với bộ ngực chúng ta rồi đó. Và bạn cũng hãy ngừng hút thuốc (nếu có) nữa nhé!

7. Phát hiện sớm

Ung thư vú hay bất cứ gì cũng vậy, càng chú ý phát hiện sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Vậy nên:Nếu nguy cơ của bạn ở mức trung bình, gia đình không có tiền sử bệnh, các chuyên gia khuyên nên đi chụp X-quang và khám tổng quát vùng ngực mỗi 1-2 năm/lần kể từ khi bước sang tuổi 50; một số chuyên gia khác cẩn thận hơn còn khuyên nên bắt đầu từ tuổi 40.

Nếu nguy cơ của bạn cao hơn, hãy bắt đầu các thủ tục từ sớm hơn.

Tuy việc tự kiểm tra không còn được đánh giá cao về tính chính xác như trước đây nhưng các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta hãy tiếp tục làm như vậy đủ thường xuyên để “làm quen” và hiểu ngực của mình – hình dạng, cảm giác của chúng để có thể nhận ra khi có sự thay đổi và đến gặp bác sỹ kịp thời.

Phát hiện sớm

8. Nếu bạn bị ung thư vú, cũng không nhất thiết phải làm phẫu thuật cắt bỏ vú
Trước đây nhiều người quan niệm đây là việc phải làm, nhưng về sau này, nhiều nghiên cứu đã cho thấy không nhất thiết như vậy, đôi khi chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u và một số mô xung quanh kết hợp với xạ trị là đã đủ hiệu quả tương tự rồi. Và thật ra dù có cắt bỏ hết bầu vú, bạn cũng không thật sự loại bỏ được hoàn bộ các tế bào vú, và vẫn còn lại khoảng 5-10% khả năng ung thư quay trở lại ở chính bầu vú đó.

 
zalo
Thông Báo
Đóng